Xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, góp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 59 - 61)

phần xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước.

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo trên, Nghị quyết 08-NQ/TW yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp. Phải nâng cao chất lượng công tác điều tra, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm…Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội.

Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt q trình tố tụng nhằm bảo đảm khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội…Nâng cao chất lượng cơng tố của Kiểm sát viên tại phiên tồ, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác…

Khi xét xử, các Toà án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân

theo pháp luật; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định.

Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toà …

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Các chức năng điều tra, kiểm sát, xét xử cần thực hiện đúng thời hạn tố tụng như luật định.

Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trong Viện kiểm sát các cấp để thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã nhanh chóng ban hành nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh kịp thời thể chế hoá các quan điểm chủ trương của Đảng được nêu ra tại Nghị quyết 08-NQ/TW như sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ban hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, BLTTHS năm 2003, BLTTDS năm 2004, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004…

Qua những năm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị, cơng cuộc cải cách tư pháp được đẩy mạnh một cách tích cực, đạt được những kết quả khả quan. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, chất lượng hoạt động tư pháp được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một số bộ phận cịn yếu. Vẫn cịn tình

trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố và xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Mặt khác, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện và tranh chấp tăng, đa dạng và phức tạp. Địi hỏi của cơng dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao. Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà nưcớ pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 2 tháng 6 năm 2005 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ, cải cách tư pháp phải quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)