- Sửa đổi BLTTHS theo hướng:
3.3.2. Công tác cán bộ
- Trong quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của ngành theo tiến trình cải cách tư pháp với việc lấy toà án làm trung tâm hơn lúc nào hết công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự cần được quan tâm và đặt đúng vị trí vai trị của nó. Yếu tố con người có vai trị rất to lớn
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian” tới nêu rõ phải “Nâng cao chất lượng công
tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác…” [22, tr.4]. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nhấn mạnh việc “nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [23, tr.5]. Chính vì vậy, cần nhanh chóng sắp xếp lại tổ chức, cán bộ, bố trí những Kiểm sát viên có năng lực thực sự vào khâu công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và thực hành quyền cơng tố, kiểm sát xét xử nói chung, cần phải tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự nói riêng. Thực tế cho thấy khơng phải tất cả Kiểm sát viên đều có thể làm tốt nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ. Cơng tác này địi hỏi Kiểm sát viên phải có năng lực thực sự, không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà cả về kiến thức xã hội lẫn khả năng hùng biện mới có thể tham gia phiên tồ một cách hiệu quả. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng viết, nói là những yếu tố hội tụ bắt buộc phải có của một kiểm sát viên tham gia phiên toà. Chất lượng cơng tố tại phiên tồ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngành nên cần lựa chọn cán bộ có trình độ và khả năng để bố trí vào cơng tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử. Để có đội ngũ kiểm sát viên hội tụ đủ các yếu tố cần thiết nêu trên phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ, khẩn trương, tích cực trong cơng tác tổ chức cán bộ. Phải mạnh dạn và kiên quyết điều chuyển những cán bộ có năng lực thực sự để bổ sung cho khâu công tác này, đây phải được xác định là hướng ưu tiên trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát. Cần có biện pháp đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đảm bảo cập nhật kịp thời những kiến thức về pháp luật cũng như kiến thức trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội cho phù hợp với xu thế hội nhập, mở cửa và tồn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường hội ồn lực về cơ sở vật chất, chế độ thoả đáng cho công tác này.
- Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ
Hồ Chủ tịch đã từng nói cán bộ là cái gốc của công việc, việc thành bại cũng đều do cán bộ mà ra. Trong những năm qua với thành quả của công cuộc đổi mới và cải cách tư pháp chúng ta đã có những bước tiến rõ rệt, tuy nhiên sự thay đổi còn chậm và còn nhiều hạn chế. Năng lực trình độ cán bộ cịn nhiều bất cập. Việc nắm bắt thơng tin, cập nhật kiến thức về pháp luật cũng như những kiến thức về kinh tế xã hội của cán bộ tư pháp nói chung và cán bộ kiểm sát nói riêng cịn hạn chế. Có khơng ít cán bộ, kiểm sát viên tư duy còn theo lối mòn, chủ nghĩa kinh nghiệm. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định việc nâng cao chất lượng tại các phiên toà xét xử là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Do đó, đổi mới cơng tác tổ chức ,cán bộ theo hướng tăng cường cho các khâu công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phải được xác định là hướng ưu tiên trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Trong đó nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà là một trong những khâu đột phá. Do vậy, việc nâng cao trình độ của các Kiểm sát viên làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử là yếu tố hết sức quan trọng cho việc bảo đảm phát hiện nhanh chóng và kịp thời vi phạm của tịa án ngay tại phiên tồ sơ thẩm và sau khi tuyên án làm căn cứ cho việc kháng nghị.
Để nâng cao năng lực trình độ, năng lực nhận thức và áp dụng pháp luật cùng với những kiến thức kinh tế xã hội khác mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải tự mình học hỏi, đúc rút kinh
nghiệm. Bên cạnh đó trong ngành cần phải có chiến lược đào tạo theo hướng chuyển đổi sang đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về thực hành quyền công tố; đào tạo phải đi đôi với tái đào tạo; đào tạo theo từng lĩnh vực cụ thể, từng hướng chuyên sâu, từng khoảng thời gian …Ngoài ra, cần phải quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức tập huấn, hội thảo, tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, chuyên sâu về công tác thực hành quyền cơng tố nói chung và cơng tác kháng nghị phúc thẩm nói riêng để cập nhật và nâng cao kiến thức về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên làm công tác này.
- Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với kiểm sát viên
Luôn ln rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị và chun mơn, nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ theo quyền hạn, lương tâm và trách nhiệm là địi hỏi khơng ngừng đối với mỗi cán bộ, kiểm sát viên. Cùng với việc đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình cải cách tư pháp, nhất là trong việc thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ:
Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một số bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp [23].
Để nâng cao chất lượng cán bộ đòi hỏi mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải tự rèn luyện ý thức chính trị, phải nắm vững các chủ trương đường lối, Nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như những chủ trương, đường lối liên quan đến công tác của Viện kiểm sát. Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành một cách hiệu quả, có tình, có lý. Mỗi một cán bộ, Kiểm sát viên phải có “cái tâm”, phải biết trăn trở suy nghĩ, đắn đo, phải cơng tâm, có trách nhiệm khi làm hoặc quyết định bất cứ một việc gì trong cơng việc của mình. Thực tế cho thấy khi cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp thì hiệu quả cơng việc đạt được rất cao.