MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 72 - 75)

- Sửa đổi BLTTHS theo hướng:

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Hoàn thiện pháp luật

3.3.1. Hồn thiện pháp luật

- Có hướng dẫn cụ thể đối với các quy định của Bộ luật hình sự

Để có sự nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị tiến hành nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn vướng mắc hiện nay trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật hình sự. Cần có quy định hướng dẫn kịp thời một số vướng mắc trong Bộ luật hình sự như việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự thống nhất giữa các cơ quan tố tụng trong việc áp dụng mức khởi điểm và mức cao nhất của khung hình phạt. Chế định về đồng phạm, xử lý đồng phạm cần quy định thật cụ thể hơn nữa. Chế định án treo và việc áp dụng chế định này cũng cần phải quy định thống nhất, rõ ràng.

Một loạt các khái niệm như “phạm tội gây hậu quả nghiêm trong, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “Phạm tội do lạc hậu”…cần có những hướng dẫn thống nhất để bảo đảm việc hiểu, vận dụng giữa những vùng, miền, giữa Viện kiểm sát và Toà án được đồng nhất.

- Quy định cụ thể các căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự trong luật Tố tụng hình sự

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, chưa có quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm, có nghĩa là chưa có quy định rõ về một bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm như thế nào, mức độ vi phạm đến đâu thì sẽ bị kháng nghị. Theo Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/ 2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) tại Điều 33 xác định 4 căn cứ để kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên đó chỉ là hướng dẫn mang tính nội bộ trong ngành Kiểm sát, khơng có hiệu lực đối với ngành Toà án. Vì vậy, thiết nghĩ phải quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự thật rõ những căn cứ để kháng nghị phúc thẩm, theo hướng xác định rõ bản án, quyết định sơ

thẩm vi phạm như thế nào, mức độ vi phạm đến đâu thì bị Viện kiểm sát kháng nghị, có như thế mới có tiêu chí để xác định kháng nghị phúc thẩm đúng hay sai.

- Quy định cụ thể việc gửi bản sao bản án sơ thẩm của Toà án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát cấp trên trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày Toà án cấp sơ thẩm tuyên án và thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của toà án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày, kể từ ngày toà án cấp sơ thẩm ra quyết định. Nhưng trên thực tế, nhiều khi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp nhận được bản án, quyết định sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị đã hết. Do vậy, Viện kiểm sát cấp trên không thể thực hiện được quyền kháng nghị phúc thẩm. Do vậy, phải có sửa đổi, bổ sung một số điều quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như quy định việc Toà án cấp sơ thẩm cũng phải gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện kiểm sát cùng cấp với mình, và thời hạn kháng nghị phải tính từ ngày Toà sơ thẩm gửi bản án, quyết định. Đồng thời, cũng phải sửa đổi quy định về thời hạn để xác định bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bản án, quyết định đó khơng bị kháng cáo, kháng nghị.

- Quy định cụ thể về việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Bộ luật Tố tụng hình sự nên quy định rõ: Nếu việc bổ sung, thay đổi kháng nghị đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm trong thời hạn kháng nghị thì Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi theo bất kỳ hướng nào.

Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nhưng khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của bị cáo.

Bên cạnh đó cũng cần phải có quy định cụ thể cho việc ra quyết định đình chỉ xét xử của thẩm phán được phân cơng chủ toạ phiên tồ trong trường hợp rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tồ. Ở đây có vấn đề cần phải lưu ý là, nếu việc rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tồ phúc thẩm thì thẩm phán chủ toạ phiên tồ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi nào cho phù hợp. Điều này liên quan đến việc xác định hiệu lực pháp luật của bản án.

- Quy định thêm về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự trong luật Tố tụng hình sự

Theo Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự thì người có thẩm quyền quyết định việc kháng nghị phúc thẩm là Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp. Điều 32 Quy chế số 960/2007/VKSTC-V3 về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nêu cụ thể là: Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có quyền kháng nghị đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tồ án nhân dân cấp huyện; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tồ án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và xét xử phúc thẩm kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh. Đối với các Viện kiểm sát phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì theo Điều 32 Quy chế số 960/2007/VKSTC-V3 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã uỷ quyền cho các Viện trưởng Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW nêu rõ, phải phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.

Nên chăng, quy định quy định thêm về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm cho cả Kiểm sát viên để họ chủ động, tích cực hơn nữa trong cơng tác của mình đồng thời cũng gắn với trách nhiệm khi họ đưa ra những quyết định tố tụng. Vì trên thực tế các chức danh như Viện trưởng, Phó viện trưởng các cấp không phải là chức danh pháp lý mà chỉ là chức danh quản lý nhà nước, Kiểm sát viên mới là chức danh pháp lý nên việc quy định về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm cho Kiểm sát viên cần được tính tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 72 - 75)