TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT ÁN CÓ KHÁNG NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 33 - 34)

- Ngoài ra, còn nhiều điều kiện khác bảo đảm thực hành quyền công tố và kiểm sát các

2.1.TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT ÁN CÓ KHÁNG NGHỊ

Qua số liệu thống kê cho thấy từ năm 2004 đến năm 2008, tổng số bị cáo bị kháng nghị phúc thẩm là 7.023 bị cáo/5.061 vụ trên tổng số vụ án thụ lý là 75.774 vụ/108.529 bị cáo. Tính trung bình mỗi năm tỷ lệ giữa bị cáo bị kháng nghị so với tổng số bị cáo thụ lý là xấp xỉ khoảng 6,5% (tỷ lệ trong các năm là năm 2004 là 6%; năm 2005 là 6,7%; năm 2006 là 6,3%; năm 2007 là 6,2%; năm 2008 là 7,3%).

Đối với các vụ án đã đưa ra xét xử phúc thẩm thì tỷ lệ giữa số bị cáo bị kháng nghị và số bị cáo đã xét xử có nhỉnh hơn một chút, tuy nhiên vẫn là thấp. Cụ thể như sau: từ năm 2004 đến năm 2008 tổng số bị cáo đã xét xử phúc thẩm là 89.170 bị cáo/61.241 vụ, số bị cáo bị kháng nghị đưa ra xét xử phhúc thẩm là 6.443 bị cáo /4.104 vụ. Tỷ lệ phần trăm trung bình trong các năm này giữa số bị cáo bị kháng nghị đưa ra xét xử so với tổng số bị cáo đã xét xử là xấp xỉ gần 7,2% ( năm 2004 là 6,3%; năm 2005 là 7%; năm 2006 là 7,3%; năm 2007 là 7,4%; năm 2008 là 8,3 %).

Đồng thời, bên cạnh đó cũng qua số liệu thống kê, tổng hợp cho thấy có những “điểm trống” về cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Chỉ tính riêng trong ba năm từ năm 2004 đến năm 2006 có 03 tỉnh khơng có kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định của tồ án cấp tỉnh, có 06 tỉnh, thành phố khơng có kháng nghị phúc thẩm trên cấp trực tiếp, có 127 viện kiểm sát cấp huyện khơng có kháng nghị phúc thẩm. Thực tế xét xử phúc thẩm trong những năm qua có bình qn từ 17% đến 20% số án phải cải sửa ở cấp phúc thẩm, qua đó để thấy thực sự công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự chưa được quan tâm đúng mức.

Thực tế cho thấy nhiều vụ án cấp phúc thẩm phải cải sửa tội danh, tăng hoặc giảm mức hình phạt khá lớn theo kháng cáo của bị cáo hoặc người bị hại nếu so sánh với số bị cáo bị cải, sửa qua kháng nghị phúc thẩm hàng năm. Tỷ lệ giữa số bị cáo bị cải sửa qua kháng nghị phúc thẩm so với số bị cáo bị cải, sửa qua kháng cáo thường chỉ chiếm gần

một phần tư. Số liệu thống kê cho thấy số bị cáo bị cải sửa do kháng cáo từ năm 2004 đến năm 2008 là 27.955 bị cáo, nếu so với tổng số bị cáo đã xét xử phúc thẩm thì tương đương 31.3% (tức là được gần ba phần mười), trong khi đó số bị cáo bị cải sửa thơng qua kháng nghị là 7.466 bị cáo, nếu so với tổng số bị cáo đã xét xử phúc thẩm thì tương đương 8.3% (chưa được một phần mười). Như vậy số bị cáo bị cải sửa vẫn chủ yếu thông qua kháng cáo, trong số đó có việc cải sửa do có tình tiết mới ở cấp phúc thẩm nhưng không nhiều mà chủ yếu vẫn do sai sót trong việc đánh giá chứng cứ, việc áp dụng pháp luật của cấp sơ thẩm nhưng chưa được phát hiện để kháng nghị hoặc do viện kiểm sát cấp sơ thẩm cũng thống nhất với nhận định của tồ án cấp sơ thẩm nên khơng kháng nghị. Theo báo cáo của Viện kiểm sát tỉnh Kiên Giang qua công tác kiểm sát xét xử án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc trong năm 2006 cho thấy có 14/89 vụ chiếm 15,7% đã xét xử có sai sót lẽ ra phải kháng nghị phúc thẩm. Một số vụ án cấp sơ thẩm đã có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm phải huỷ án nhưng viện kiểm sát cấp sơ thẩm không kháng nghị. Đáng chú ý là trong một số trường hợp, Toà án sơ thẩm nhận định thiếu căn cứ, quyết định áp dụng tội danh và mức hình phạt khác với quan điểm Viện kiểm sát truy tố và bảo vệ tại phiên tồ nhưng Viện kiểm sát lại khơng kháng nghị phúc thẩm.

Ngoài ra, một số vụ án được báo chí và dư luận quan tâm, tồ sơ thẩm xét xử cịn nhẹ nhưng Viện kiểm sát không kháng nghị như vụ Đặng Văn Tỷ Em phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay vụ Ngô Xuân Phương phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”, vụ án Vũ Văn Võ phạm tội “Cố ý gây thương tích”…những vụ án này Viện Phúc thẩm đã kháng nghị trên một cấp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 33 - 34)