Hồn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội của nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 70)

- Sửa đổi BLTTHS theo hướng:

3.2.4.Hồn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội của nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

hội của nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử của Viện kiểm sát nhân dân

Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó có VKS là một trong những chức năng quan trọng của các cơ quan dân cử. Hoạt động giám sát được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: nghe báo cáo, thẩm tra cho ý kiến về báo cáo công tác tại các kỳ họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; chất vấn và trả lời chất vấn…Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay. Thông qua chất vấn, những hạn chế trong công tác của ngành sẽ công khai đến với mọi tầng lớp nhân dân, sức ép từ dư luận đòi hỏi các cơ quan phải đổi mới cơ chế hoạt động, chính sách và phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Do vậy tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng chất vấn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân là một việc làm hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó phải đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo hướng tăng cường đại biểu chuyên trách; nâng cao chất lượng đại biểu. Ngoài ra xây dựng cơ chế chính sách hợp lý để phát huy vai trò giám sát của các nhân đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của ngành kiểm sát và các cơ quan tư pháp. Gắn trách nhiệm của những đại biểu này với kết quả công tác của các cơ quan tư pháp theo hướng đại biểu cũng phải chịu một phần trách nhiệm về những sai phạm, tồn tại trong hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 70)