Việc đầu tư nguồn lực cả về vật chất lẫn con người phục vụ cho công tác kiểm sát nó

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 54 - 59)

chung và thực hành quyền cơng tố kiểm sát xét xử án hình sự nói riêng cịn hạn chế. Về con người các Viện kiểm sát còn thiếu biên chế. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho Kiểm sát viên tham gia cơng tố tại phiên tồ cịn nghèo nàn như khơng có máy vi tính xách tay, máy ghi âm, máy chiếu…

Kết luận chương 2

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh để làm rõ thực trạng cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2008, tác giả đánh giá đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những nguyên nhân đạt được kết quả đó; đồng thời cũng chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại và hạn chế đó.

Trong những năm gần đây hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử nói chung, cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần khơng nhỏ vào cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân cơng dân, tạo niềm tin trong lịng dân chúng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tuy nhiên với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử cũng như công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự cịn khơng ít những hạn chế, thiếu sót, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện; cơ cấu tổ chức, năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; cơng tác chỉ đạo, điều hành mặc dù đã có chuyển biến tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả thiết thực; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được chú trọng cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên thực trạng này.

Để áp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới cũng như thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 19 tháng 6 năm 2008 về “Tăng cường cơng tác kháng nghị phúc thẩm hình sự” thì yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra giải pháp nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng, cơng tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỜI GIAN TỚI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN TỚI TRONG THỜI GIAN TỚI

Sau gần hai mươi năm tiến hành đổi mới, tình hình kinh tế, xã hội có những chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam ra nhập các nước ASEAN, trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO đời sống kinh tế, văn hố chính trị của nhân dân ngày càng được nâng lên. Cùng với xu thế hội nhập và tồn cầu hố Việt Nam dần khẳng định mình trong khu vực trên trường quốc tế. Tồn cầu hố, hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế là thời cơ, cơ hội nhưng cũng là những thách thức của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trong thời đại mới. Cùng với việc phát triển kinh tế, giao lưu trong khu vực và trên trường quốc tế đã tạo ra những thuận lợi trong làm ăn kinh tế, cơ hội việc làm cùng những dự án đầu tư làm thay đổi bộ mặt của đất nước đồng thời cũng tạo ra những mặt trái của nền kinh tế thị trường như lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, vi phạm và tội phạm sẽ ngày càng gia tăng. Diễn biến tình hình tội phạm trong thời gian tới sẽ vô cùng phức tạp. Khi mà sự thông thương giữa các quốc gia trên thế giới được mở rộng, “biên giới” giữa các nước bị thu hẹp lại, đặc biệt là sau một thời kỳ nền kinh tế bị suy thối nay đã dần dần được khơi phục trở lại, trong xu thế hoà nhập, hội nhập quốc tế, sẽ có những loại tội phạm mới sẽ xuất hiện như những loại tội phạm trong lĩnh vực chứng khốn, cơng nghệ thông tin, cơng nghệ cao, đánh cắp bí mật kinh tế, bí mật quốc gia.., bên cạnh đó những loại tội phạm về an ninh, kinh tế, ma tuý, bn bán trẻ em và phụ nữ.. sẽ có chiều hướng tăng cao. Quy mơ, tính chất và tổ chức hoạt động của các loại tội phạm không chỉ nằm trong biên giới quốc gia mà sẽ là những loại tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động với những hình thức tinh vi, xảo quyệt, gây rất nhiều khó khăn, tốn nhiều công sức, tiền bạc cho những cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố và xét xử. Cùng với những tranh chấp, khiếu kiện sẽ nhiều hơn và tính chất thì ngày càng phức tạp, kéo dài, liên

quan nhiều cấp, ngành, đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải rất “khơn khéo” trong q trình giải quyết. Cùng với đó, trình độ hiểu biết về pháp luật của người dân ngày một tăng, sự đòi hỏi của người dân và xã hội với những cơ quan tư pháp ngày càng cao, các cơ quan tư pháp là những người “cầm cân nảy mực”, phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong bảo vệ công lý, lẽ phải, bảo vệ quyền con người. Đồng thời các cơ quan tư pháp phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh không khoan nhượng đối với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố và xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vơ tội, bảo đảm trật tự an tồn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo mơi trường cho sự phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ:

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm.

Hoạt động xét xử của Toà án ngày càng được chú trọng hơn. Để bảo đảm cho việc Toà án ra được một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử của Tồ án có một phần khơng nhỏ của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện chức năng giám sát của mình. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi hoạt động của những cơ quan tư pháp là những hoạt động hết sức “nhạy cảm”, đòi hỏi những người làm cơng tác này phải thật cơng tâm, có trách nhiệm và phải tuân thủ pháp luật. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm trong hoạt động xét xử của Tồ án thì Viện kiểm sát phải sử dụng quyền năng pháp lý của mình là kháng nghị để chỉ ra những vi phạm và khắc phục những vi phạm ấy. Cơng tác kháng nghị nói chung và kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng cần phải được đặc biệt quan tâm, chú trọng, đây là một trong những công cụ hữu hiệu của Viện kiểm sát bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành mình qua đó bảo đảm việc xét xử của Toà án được đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo niềm tin và là cơ sở vững chắc để mọi người dân tin tưởng vào các cơ quan pháp luật, tin vào nền công lý nước nhà. Chính vì vậy, chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử nói chung và quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự nói riêng cần được đặc biệt quan tâm, chú trọng để nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

3.1.1. Quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ chính trị Bộ chính trị

Ngày 2/1/2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm

vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có

Nghị quyết về cải cách tư pháp. Để tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách tư pháp, ngày 2/6/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2020” với mục tiêu nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt

Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo Nghị quyết 08- NQ/TW, trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và các tranh chấp xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp nhưng công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cơng cuộc đổi mới; phần lớn cán bộ làm cơng tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ, nhiều đồng chí đã tận tuỵ với cơng việc, có những trường hợp hy sinh cả tính mạng của mình vì cuộc đấu tranh chống tội phạm.

Tuy nhiên, chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.

Để khắc phục những tồn tại, khuyết điểm nêu trên, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tư pháp, Nghị quyết 08-NQ/TW đã nêu quan điểm chỉ đạo như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)