Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc [23, tr.2].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 62 - 66)

tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc [23, tr.2].

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo trên, Nghị quyết 49-NQ/TW nêu rõ, phải phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.

Tiếp tục hồn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tồ án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tồ án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sựu bình đẳng giữa cơng dân và cơ quan cơng quyền Tồ án.

Nghị quyết 49-NQ/TW nhấn mạnh phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân.

Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

Đổi mới tổ chức phiên tồ xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố viên trong hoạt động điều tra.

Xây dựng lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp chính quy, đáp ứng kịp thời cho hoạt động xét xử, thi hành án…

Thành lập Uỷ ban tư pháp của Quốc hội để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động tư pháp, trọng tâm là việc bắt, giam giữ, truy tố và xét xử.

Nghị quyết 49-NQQ/TW chỉ rõ những cơng việc chính phải thực hiện từ nay đến 2010, như hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đề ra; Sửa đổi, bổ sung các chính sách hình sự và từng bước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp;

Tăng thẩm quyền, trách nhiệm tố tụng của Đìều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng;

Hoàn thành việc tăng thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện, chuẩn bị điều kiện thành lập Toà án khu vực ở cấp này, từng bước đổi mới tổ chức hệ thống toà án nhân dân các cấp;

Mở rộng thẩm quyền xét xử cảu Toà án đối với các khiếu kiện hành chính;

Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của chức năng hoạt động tư pháp, chuẩn bị điều kiện tổ chức Viện kiểm sát các cấp phù hợp với hệ thống Toà án; Thành lập Uỷ ban tư pháp của Quốc hội;

Chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ tư pháp.

3.1.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đặt ra đối với công tác đổi mới tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân của Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và

kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án [23, tr.5].

Hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát tương đương với hệ thống tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử sẽ được xác định gồm 4 cấp.

Nghiên cứu, tổng kết quá trình hình thành và phát triển của cơ quan cơng tố, cơ quan kiểm sát nước ta hơn 60 năm qua cho thấy, trước năm 1960 cơ quan công tố không chỉ thực hành quyền cơng tố mà cịn thực hiện giám sát đối với các hoạt động tư pháp và không chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên lĩnh vực hình sự, mà cả trên lĩnh vực dân sự, thi hành án, giam giữ, cải tạo…

Từ năm 1960 đến năm 2002, qua nhiều lần tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả. Pháp luật ln quy định Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát có hai chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp. Qua tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 và 04 năm thực hiện Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị cho thấy rằng kết quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực với chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng cao hơn.

Giám sát tư pháp là hoạt động mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải thực hiện. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia có những hình thức, cách thức và biện pháp giám sát khác nhau phù hợp với truyền thống pháp luật cũng như cách thức tổ chức quyền lực nhà nước của mình. Ở nước ta, bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung quyền lực, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Đảng ta là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chúng ta khơng chấp nhận đa ngun chính trị và đa đảng. Với đặc điểm đó, việc tổ chức và duy trì một hệ thống cơ quan độc lập, chuyên trách giám sát hoạt động tư pháp là cần thiết. Theo quy định của pháp luật và trên thực tế, Quốc hội, Uỷ ban tư pháp của Quốc hội thực hiện vai trò giám sát tư pháp, nhưng do điều kiện về vị trí pháp lý, về tổ chức, về hoạt động và cán bộ, Quốc hội, Uỷ ban tư pháp chỉ thực hiện vai trò giám sát tối cao với hoạt động tư pháp,

thơng qua các hình thức như xem xét báo cáo của các cơ quan tư pháp, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan tư pháp ban hành, xem xét việc trả lời chất vấn của người đứng đầu các cơ quan tư pháp, tổ chức các đoàn giám sát đối với các hoạt động tư pháp… Việc giám sát các hoạt động tư pháp cụ thể không nên giao cho các cơ quan hành chính hoặc cơ quan tư pháp khác mà tiếp tục giao cho Viện kiểm sát thực hiện là hợp lý, vì: Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng duy nhất tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng (hình sự, dân sự), có điều kiện để thực hiện thường xuyên hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Điều cần nhấn mạnh là hoạt động tư pháp có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với hoạt động thực hành quyền công tố, bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố kịp thời, đúng tội, đúng người, đúng pháp luật. Như vậy, công tác kiểm sát tư pháp có ý nghĩa to lớn, bảo đảm thực hiện mục đích của hoạt động thực hành quyền cơng tố.

Mặt khác, có một số lĩnh vực đặc biệt, liên quan đến quyền cơ bản và trách nhiệm của cơng dân, liên quan đến tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa như vấn đề tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, thi hành các loại án hình sự, dân sự …khơng có cơ chế nào bảo đảm sự giám sát tốt hơn là củng cố và tăng cường công tác kiểm sát tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đối với các hoạt động của tổ chức và các nhân liên quan đến lĩnh vực này.

Theo kinh nghiệm nước ngồi nhiều quốc gia giao cho Viện Cơng tố, Viện kiểm sát thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật cùng với chức năng thực hành quyền công tố.

Chính vì vậy Viện kiểm sát cần tiếp tục thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như Nghị quyết 49-NQ/TW đã xác định. Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp đổi mới về tổ chức bộ máy, về các phương thức công tác kiểm sát và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát theo tinh thần cải cách tư pháp.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án theo thẩm quyền xét xử không phụ

thuộc vào đơn vị hành chính. Như vậy, hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát trong tương quan với hệ thống tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử sẽ được xác định gồm có 4 cấp như sau:

- Viện kiểm sát khu vực được tổ chức tương đương với Toà án sơ thẩm khu vực, được thành lập trên cơ sở một hoặc một số Viện kiểm sát cấp huyện trong phạm vi địa hạt tư pháp của Toà án sơ thẩm khu vực.

Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát khu vực, trước mắt, cần xác định như Viện kiểm sát cấp huyện hiện nay. Căn cứ vào tình hình cụ thể trong quá trình xây dựng , phát triển các cơ quan tư pháp cũng như tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, dần dần có thể tăng thẩm quyền cho Viện kiểm sát khu vực theo một lộ trình cụ thể, hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 62 - 66)