Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dướ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 70 - 72)

- Sửa đổi BLTTHS theo hướng:

3.2.5.Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dướ

Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới

VKSND được xác định là hệ thống cơ quan được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, nên cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành có vai trị và ý nghĩa quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của ngành. Do để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, trong thời

gian tới ngành KSND cần quán triệt và triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau: - Mỗi cán bộ, KSV phải nhận thức hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành đều do Viện trưởng thống nhất chỉ đạo thực hiện; cán bộ, KSV trong đơn vị phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng; Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp; Viện trưởng VKS địa phương chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao;

- Để bảo đảm hiệu quả hoạt động, tránh hiện tượng chuyên quyền, độc đoán của Viện trưởng, Luật tổ chức VKSND quy định VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh thành lập Uỷ ban kiểm sát. Nguyên tắc hoạt động của uỷ ban kiểm sát là thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành. Thành phần của Uỷ ban Kiểm sát bao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và một số Kiểm sát viên do Viện trưởng lựa chọn.

- Để thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện trưởng, đòi hỏi Viện trưởng phải có sự phân cơng, phân nhiệm một cách hợp lý, khoa học; đồng thời, phải nắm được đầy đủ, sâu sát và tồn diện từng vấn đề, từng nội dung cơng việc, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp để chỉ đạo kịp thời.

- Hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện trưởng VKSND cấp trên đối với VKSND cấp dưới được thể hiện thông qua việc xây dựng, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình cơng tác, thơng qua việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quản lý cơng tác trong ngành... Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này, đòi hỏi các VKS địa phương trong toàn quốc và các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao phải nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát. Đồng thời, VKS cấp trên phải thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKS cấp dưới để kịp thời uốn nắn những sai phạm, thiếu sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Thơng qua cơng tác kiểm tra nghiệp vụ và theo dõi tình hình qua chế độ thông tin báo cáo, nếu phát hiện vi phạm, VKSND tối cao phải kịp thời có thơng báo rút kinh nghiệm để VKS cấp dưới sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Bên cạnh đó, ở mỗi cấp kiểm sát cần phải tổ chức giao ban định kỳ giữa Viện trưởng với lãnh đạo các đơn vị cấp dưới trực thuộc để kiểm điểm, đánh giá kết quả và những việc đã làm được, những việc chưa làm được, bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đồng thời triển khai kế hoạch công tác trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 70 - 72)