Về cơ bản, Viện kiểm sát tối cao có chức năng, nhiệm vụ như hiện nay, trừ thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm.
Các Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Như vậy, hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát không chỉ phải phù hợp với hệ thống tổ chức 4 cấp của Tồ án mà cịn phải phù hợp với hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra. Số lượng Viện
kiểm sát khu vực không những phải tương đương với số lượng Toà án sơ thẩm khu vực trên địa hạt tư pháp mà còn phải cân nhắc cho phù hợp với hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra, bảo đảm khả năng tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn kết chặt chẽ, liên tục hoạt động công tố với hoạt động điều tra. Sự phù hợp của Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra về mặt tổ chức là bảo đảm quan trọng, có tính quyết định cho hiệu quả, chất lượng hoạt động công tố.
Tăng quyền và trách nhiệm cho kiểm sát viên để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ…Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không thời hạn.
Theo Nghị quyết 49-NQ/TW, cần “tăng quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình…Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm khơng có thời hạn”.
Hiện nay, Kiểm sát viên Viện kiểm sát được phân ngạch, bậc theo đơn vị hành chính, bao gồm: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện. Trong điều kiện thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền đối với các cơ quan tư pháp cấp huyện và chủ trương luân chuyển cán bộ, chuẩn bị điều kiện để thực hiện chủ trương tổ chức Toà án theo cấp xét xử, các quy định về Kiểm sát viên đã bộc lộ nhiều bất cập.
Do vây, cần sửa đổi các quy định về Kiểm sát viên theo hướng, chức danh Kiểm sát viên khơng gắn theo cấp hành chính mà ở mỗi cấp kiểm sát được bố trí Kiểm sát viên thuộc nhiều ngạch, bậc khác nhau, phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của từng cấp kiểm sát. Thực hiện việc bổ nhiệm khơng có thời hạn đối với Kiểm sát viên và tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên để nâng cao trách nhiệm các nhân của đội ngũ Kiểm sát viên.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến ngành kiểm sát nhân dân kiểm sát nhân dân
Quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị thì sau năm 2010, hệ thống tổ chức Viện kiểm sát sẽ thay đổi căn bản theo hướng: “Viện
kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tồ án”, tức là tổ
chức theo bốn cấp, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Nghị quyết cũng chỉ rõ “hoạt
động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Với những yêu cầu như trên, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát như Hiến pháp, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, BLTTHS, Pháp lệnh kiểm sát viên. Cụ thể như sau: