Công tác quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 77 - 82)

- Sửa đổi BLTTHS theo hướng:

3.3.3.Công tác quản lý

Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp về công tác kháng nghị phúc thẩm

Tăng cường vai trò của lãnh đạo đơn vị trong công tác kháng nghị phúc thẩm. Tăng cường hơn nữa công tác báo cáo án với lãnh đạo đơn vị trước, trong và sau mỗi phiên tồ, quan đó lãnh đạo đơn vị cần rút kinh nghiệm, kiến nghị đối với những vi phạm cụ thể hoặc những vi phạm mang tính điển hình. Lãnh đạo đơn vị phải nghe báo cáo và duyệt nội dung kháng nghị, lãnh đạo đơn vị khơng thể phó mặc cho kiểm sát viện. Thực tế cho thấy do những bất cập về trình độ, khả năng của từng Kiểm sát viên nên chất lượng dự thảo kháng nghị nhiều khi khơng đầy đủ, khơng tồn diện, thậm chí là bỏ sót những vấn đề quan trọng, sau khi nghe báo cáo hoặc duyệt nội dung mới phát hiện và bổ sung kịp thời. Một yếu tố cũng quan trọng không kém khi Kiểm sát viên báo cáo dự thảo kháng nghị cho Lãnh đạo đơn vị, đó là yếu tố trung thực, bởi vì chính Kiểm sát viên là người đọc hồ sơ, tham gia phiên tồ, phát hiện sai sót và dự thảo kháng nghị phúc thẩm. Việc trung thực trong báo cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp ích khơng nhỏ cho lãnh đạo đơn vị ra quyết định kháng nghị. Chính vì vậy, ngồi việc lãnh đạo đơn vị quan tâm đến cơng tác kháng nghị nói riêng và cơng tác báo cáo án sau mỗi đợt đi phiên toà của các Kiểm sát viên, lãnh đạo đơn vị còn phải quan tâm đến các tính của từng Kiểm sát viên, tâm tư tình cảm, những suy nghĩ, đắn đo, trăn trở của họ nữa.

Cần chấm dứt tình trạng khơng có đầu mối chịu trách nhiệm quản lý về công tác xét xử và công tác kháng nghị như hiện nay

Sau khi không thực hiện thông khâu mà chuyển sang chuyên khâu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong tồn ngành có sự phân tán và khơng có đầu mối thống nhất quản lý. Khi thực hiện thông khâu công tác kiểm sát xét xử hình sự nói chung và cơng tác kháng nghị phúc thẩm nói riêng do phịng kiểm sát xét xử và Vụ 3 chịu trách nhiệm nên có sự tập trung quản lý, kiểm tra và đúc rút kinh nghiệm. Từ khi chuyển sang chuyên khâu công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát cấp huyện thì do một số phịng kiểm sát điều tra và xét xử sơ thẩm tỉnh theo dõi, hướng dẫn. Tương tự đối với các Viện kiểm sát cấp tỉnh công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm cũng do một số vụ kiểm sát điều tra án hình sự của Viện kiểm sát tối cao theo dõi, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ. Riêng đối với công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp

tỉnh và kiểm sát xét xử của ba Viện phúc thẩm thì hiện nay khơng có đầu mối nào quản lý thống nhất. Theo quy chế về chức trách, nhiệm vụ và chế độ làm việc của các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm (các Viện Phúc thẩm) ban hành kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ/VKSTC ngày 28/1/2005 thì mối quan hệ giữa các Viện phúc thẩm với các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói chung, với Vụ 3 nói riêng chỉ là mối quan hệ phối hợp, không phải mối quan hệ chỉ đạo, trong việc giải quyết các vụ án có liên quan, bảo đảm sự thống nhất trong việc chỉ đạo, hướng dẫn với các địa phương và thực hiện sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phối hợp với Vụ 3 trong việc tổng kết rút kinh nghiệm, chuyên đề nghiệp vụ cho các Viện kiểm sát địa phương. Các Viện Phúc thẩm cung cấp các vi phạm trong việc xét xử của toà án sơ thẩm và phúc thẩm cho Vụ 3 để vụ 3 tổng hợp, báo cáo, làm tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra các kiến nghị, kháng nghị với Toà án nhân dân tối cao. Do đó có thể nói cơng tác kiểm sát xét xử án hình sự nói chung và cơng tác kiểm sát xét xử phúc thẩm nói riêng và đặc biệt là công tác kháng nghị phúc thẩm hầu như khơng có đầu mối nào trong ngành chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ. Như vậy sự đánh giá về số lượng cũng như chất lượng của công tác kháng nghị của cấp huyện cũng như của cấp tỉnh hiện nay khơng có ai chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và đánh giá, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng cơng tác kiểm sát xét xử nói chung và cơng tác kháng nghị phúc thẩm nói riêng. Chính vì vậy cơng tác quản lý chỉ đạo xét xử phúc thẩm của ngành phải có đầu mối thống nhất quản lý hướng dẫn chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và chịu trách nhiệm thường xuyên tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

Tổ chức thực hiện tốt công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử tại phiên tồ và sau phiên toà; nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên và người có thẩm quyền kháng nghị trong việc phát hiện kịp thời vi phạm của bản án sơ thẩm và kháng nghị phúc thẩm

Tập trung kháng nghị các bản án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, các bản án áp dụng điều khoản xử phạt rõ ràng là khơng chính xác, các bản án có mức chênh lệch đáng kể giữa Viện kiểm sát với Toà án. Đối với trường hợp Toà án nhận định thiếu căn

cứ, xét xử khác với quan điểm Viện kiểm sát truy tố và kết luận tại phiên toà, phải kịp thời xem xét rút kinh nghiệm. Nếu thấy việc truy tố là đúng thì phải quyền quyết sử dụng quyền năng kháng nghị phúc thẩm để bảo vệ quan điểm truy tố. Đối với những trường hợp chênh lệch mức án không nhiều, bản án có những vi phạm nhất định nhưng khơng nghiêm trọng thì khơng nhất thiết phải thông qua kháng nghị phúc thẩm mà chúng ta có thể tập hợp vi phạm để kiến nghị yêu cầu toà án khắc phục.

Khi ban hành kháng nghị phải chú ý bảo đảm chặt chẽ từ hình thức đến nội dung và đúng thủ tục, thời hạn pháp luật quy định. Hình thức kháng nghị phải thực hiện theo đúng mẫu quy định, phải rà sốt lỗi chính tả để khơng xảy ra những sai sót đáng tiếc. Nội dung kháng nghị phải bám sát vào căn cứ để kháng nghị như bản án sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; áp dụng không đúng điều khoản Bộ luật hình sự, áp dụng khơng đúng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; kết luận của bản án sơ thẩm khơng phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, xử quá nặng hoặc quá nhẹ được dư luận quan tâm khơng phù hợp với chính sách hình sự nói chung và u cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương nói riêng. Kháng nghị phải phân tích rõ vi phạm của bản án sơ thẩm, đối chiếu với các quy định cụ thể của điều luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đối với vụ án có nhiều bị cáo bị kháng nghị phải phân tích vài trị tham gia thực hiện tội phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của từng bị cáo, đánh giá một cách toàn diện các căn cứ, cơ sở quyết định hình phạt để đề xuất đường lối xử lý đối với từng trường hợp cụ thể. Đối với vụ án đồng phạm nhưng chỉ kháng nghị đối với một hoặc một số bị cáo cần có sự phân tích vị trí, vai trị cũng như những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo bị kháng nghị so với bị cáo không bị kháng nghị để kháng nghị có căn cứ và có sức thuyết phục. Nội dung kháng nghị phải thật cụ thể không nên đề cập một cách chung chung.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Viện Phúc thẩm và Viện kiểm sát địa phương về công tác kháng nghị phúc thẩm

Phải có mối quan hệ hai chiều giữa các Viện Phúc thẩm và các Viện kiểm sát địa phương về công tác kháng nghị phúc thẩm. Rút kinh nghiệm về những thiếu sót, hạn chế của từng kháng nghị phúc thẩm cụ thể mà cấp phúc thẩm phải rút kháng nghị hoặc

kháng nghị bị bác. Đối với những trường hợp kháng nghị bị bác khơng có căn cứ thì phải báo cáo đề nghị cấp giám đốc thẩm nghiên cứu kháng nghị theo thẩm quyền. Đối với những kháng nghị có nội dung tốt các Viện Phúc thẩm cũng cần thông báo cho các Viện kiểm sát địa phương để cùng tham khảo, học hỏi kinh nghiệm. Hàng năm các Viện Phúc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố cần có tổng kết rút kinh nghiệm chung với các địa phương về công tác kháng nghị phúc thẩm thơng qua hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn, phát hành sách, tài liệu tập hợp những kháng nghị được và chưa được để cùng nhau học hỏi, trao đổi.

Tăng cường công tác thông tin báo cáo về trường hợp cần kháng nghị phúc thẩm. Trong báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm phải nêu rõ những vụ án mà quan điểm của Viện kiểm sát và Toà án là khác nhau, quan điểm của Viện kiểm sát có kháng nghị hay không kháng nghị kèm theo bản án sơ thẩm kèm theo. Trong trường hợp vụ việc phức tạp còn nhiều ý kiến khác nhau có thể tranh thủ ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên. Đối với trường hợp kháng nghị trên một cấp, báo cáo cần nhanh chóng để Viện kiểm sát cấp trên có thời gian nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định, trong trường hợp thời hạn kháng nghị còn ít có thể gửi tài liệu báo cáo tạm thời qua FAX để Viện kiểm sát cấp trên nghiên cứu.

Viện kiểm sát địa phương cần thực hiện đúng Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử hình sự, Quy chế về chức trách nhiệm vụ và chế độ làm việc của các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc gửi bản án sơ thẩm, báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm, kháng nghị phúc thẩm cho Viện Phúc thẩm khu vực. Khắc phục việc gửi bản án q chậm khơng cịn thời hạn kháng nghị phúc thẩm.

Các Viện Phúc thẩm cần có bộ phận chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý và theo dõi, kiểm tra án văn sơ thẩm cũng như theo dõi, thu thập thông tin về việc xét xử của toà án cấp sơ thẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, dư luận…để phát hiện bản án có vi phạm. Bảo đảm có mối quan hệ mật thiết, phối hợp chặt chẽ với các Viện kiểm sát địa phương cùng với những biện pháp hữu hiệu để thu thập bản án sơ thẩm có vi phạm để kháng nghị theo

thẩm quyền. Các Viện kiểm sát tỉnh, thành phố cần giao cho phịng kiểm sát xét xử hình sự phúc thẩm – giám đốc thẩm thực hiện theo dõi, kiểm tra các bản án sơ thẩm của toà án cấp huyện để phát hiện vi phạm và kháng nghị.

Ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Viện Phúc thẩm và Toà phúc thẩm trong hoạt động xét xử

Viện Phúc thẩm và Tồ Phúc thẩm có mối quan hệ cơng tác từ những thập niên 70 của thế kỷ 20, tuy nhiên giữa hai đơn vị mới chỉ có hai cơng văn phối hợp cơng tác những chủ yếu chỉ mang tính sự vụ, hành chính tư pháp cịn trong hoạt động xét xử chưa có những phối hợp để hoạt động.

Các Nghị quyết của Đảng thời gian vừa qua về chiến lược cải cải tư pháp đều chỉ rõ lấy hoạt động xét xử của Toà án làm trọng tâm. Chính vì vậy hoạt động xét xử nói chung của toà án và hoạt động xét xử phúc thẩm cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa để phát huy, vai trò tác dụng của nó. Bên cạnh đó cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử nói chung, cơng tác kháng nghị của Viện kiểm sát cũng cần được quan tâm. Để bảo đảm làm tốt các cơng tác này trước hết phải tính đến sự phối hợp của Toà án và Viện kiểm sát nói chung, giữa Viện Phúc thẩm và Tịa Phúc thẩm nói riêng. Phải có một Quy chế hoạt động cụ thể về phối hợp giữa Tòa Phúc thẩm và Viện Phúc thẩm trong hoạt động xét xử để bảo đảm tính đồng bộ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, trước hết để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành mình sau đó cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho mỗi ngành, mỗi đơn vị.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của ppt (Trang 77 - 82)