6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠ
2.3.1. Thành công
Phát triển trang trại là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng và nhà nước ta trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Trong các năm qua, các trang trại đã góp phần rất lớn trong việc phát
triển nông nghiệp nước nhà, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi. Kinh tế trang trại đã đẩy nhanh q trình tích lũy vốn đầu tư vào phát triển nơng nghiệp, góp phần vào việc tăng trưởng GDP.
Đánh giá quá trình phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ea Kar trong những năm qua có những thuận lợi như sau:
- Số lượng trang trại tăng đều qua các năm, số lượng trang trại năm sau luôn cao hơn năm trước.
- Giải quyết và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn.
- Khai thác tốt các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, giảm diện tích đất
trống, đồi núi trọc; khai thác hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên; góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện.
- Nâng cao giá trị sản xuất của các trang trại qua từng năm. Tỷ suất hàng
hóa của trang trại ngày càng tăng.
- Góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn và các hộ
gia đình phát triển kinh tế trang trại. Rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa khu vực thành thị và nơng thơn.
- Hình thành các vùng chuyên sản xuất theo hướng trang trại.
- Ngoài ra phát triển kinh tế trăng trại cịn đóng góp rất lớn trong việc hoàn thành nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.
2.3.2. Hạn chế
a. Hạn chế
Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ea Kar trong những năm qua, ngoài những thành cơng đạt được bên cạnh đó cịn tồn tài những hạn chế cần được giải quyết trong thời gian tới như:
gia đình người dân tộc Kinh, khơng có bất kỳ trang trại của người dân tộc thiểu số; quy mô của các trang trại chủ yếu là vừa và nhỏ.
- Diện tích đất bình quân của các trang trại tương đối lớn, tuy nhiên việc quản lý và sử dụng đất trong phát triển kinh tế trang trại chưa thực sự hiệu quả.
- Cơ sở vật chất của trang trại cịn khá thơ sơ.
- Quy mô vốn còn nhỏ, đa số nguồn vốn đầu tư chủ yếu là do nguồn vốn tự có của gia đình hoặc vay mượn họ hàng, cộng đồng, việc tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế.
- Năng suất và chất lượng sản phẩm của các trang trại sản xuất ra còn thấp. Chủng loại hàng hóa của các trang trại chưa đa dạng, chưa có những điểm khác biệt đặc trưng so với sản phẩm của các khu vực lân cận. Sản phẩm làm ra còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tác động của thị trường và đơi lúc khó khăn trong quá trình tiêu thụ.
- Trình độ chuyên môn của chủ trang trại chưa cao, đa phần là trung cấp và sơ cấp, trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học rất ít. Đối với người lao động chủ yếu là trình độ phổ thông, số lao động được qua đào tạo chuyên mơn cịn rất hạn chế.
- Các trang trại sản xuất trên địa bàn chưa có mối liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã, các công ty, nông trường và các nhà máy chế biến.
b. Nguyên nhân của các hạn chế
Những hạn chế trong việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ea Kar xuất phát từ những ngun nhân chính sau:
- Cơng tác quản lý sử dụng đất còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, gây khó
khăn cho các hộ gia đình, cá nhân muốn tích tụ ruộng đất nhằm phát triển kinh tế trang trại. Những diện tích đất mà các chủ trang trại có để sản xuất trang trại chủ yếu là đất có nguồn gốc từ các thế hệ trước trong gia đình để lại.
Diện tích đất canh tác manh mún, khơng tập trung và gây khó khăn trong q trình sản xuất cũng như áp dụng các cơng nghệ máy móc và phát triển kinh tế trang trại.
- Trình độ tổ chức của các trang trại cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc
thường xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức về chuyên môn kỹ thuật, quản lý và điều hành sản xuất chưa được chủ trang trại và cả cơ quan nhà nước quan tâm đúng mức.
- Phương thức sản suất của các trang trại cịn mang tính truyền thống,
chưa chú trọng trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, ngồi ra việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa được tốt.
- Cơng tác hỗ trợ tín dụng cho nơng dân phát triển kinh tế trang trại còn
tồn tại nhiều bất cập, người dân khó có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi.
- Hiện tại trên địa bàn huyện hệ thống thủy lợi cịn nhiều hạn chế, một số
diện tích đất canh tác của người dân chỉ có thể trồng cây ngắn ngày 01 vụ/01 năm, gây lãng phí tài nguyên do thiếu nguồn nước và quy hoạch sản xuất thiếu chính xác.
- Hệ thống giao thông nông thôn xuống cấp, hệ thống điện chưa đảm bảo.
- Công tác quản lý nhà nước về trang trại chưa được quan tâm và đầu tư
đúng mức, các chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho người dân trong quá trình tiêu thụ chưa mang lại hiệu quả thực tế.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN EAKAR TRONG THỜI GIAN TỚI