Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Ea Kar trong thờ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Ea Kar trong thờ

3.1. CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1.Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Ea Kar trong thờ

3.1. CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ea Kar trong thời gian tới thời gian tới

a. Định hướng quy hoạch phát triển nông - lâm - thuỷ sản

Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Ea Kar trong thời gian tới cần dựa vào những định hướng chủ yếu sau:

- Từng bước chuyển biến về chất nền sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân trong huyện.

- Phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa phải gắn liền với hình thành các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng, cho phép khai thác được lợi thế so sánh của huyện, đồng thời đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản và cho xuất khẩu.

- Phát triển nông nghiệp của huyện gắn liền với việc phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất là các nghề của đồng bào dân tộc và gắn liền với việc phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái nhằm thực hiện được sự phân công lại lao động trong nông thôn và cho phép khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có của huyện.

- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng, lâm, ngư nghiệp và cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, theo hướng tăng hiệu quả, tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Đa dạng hóa cây trồng, vật ni, phát triển hợp lý giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; xây

dựng cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hóa, trên cơ sở phát triển các vùng chuyên canh và ứng dụng rông rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt công nghệ sinh học, kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện.

- Khuyến khích phát triển các mơ hình kinh tế vườn, trang trại theo hướng chun mơn hóa cao; đẩy nhanh quá trình hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cao; thực hiện liên kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu.

- Đẩy nhanh quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơng trình thủy lợi và các cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn mới

- Đưa ngành nông nghiệp phát triển ổn định, quy mô nền nông nghiệp năm 2020 gấp 1,97 lần năm 2010; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,55%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,47%. Ổn định phát triển ngành trồng trọt, đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nhằm chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dịch vụ và chăn nuôi, thuỷ sản.

b. Định hướng quy hoạch phát triển CN - TTCN

- Phát triển ngành công nghiệp huyện Ea Kar trở thành trung tâm cơng nghiệp; góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh.

- Đẩy nhanh phát triển ngành CN - TTCN của huyện Ea Kar, đặc biệt là CN - TTCN địa phương theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung

vào các ngành chế biến nông, lâm sản, khai thác, chế biến và vật liệu xây dựng trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm cho nguồn lao động.

- Có cơ chế, chính sách mở, thơng thống nhằm huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài, các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp theo qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương theo định hướng tăng các dự án chế biến sâu, hạn chế các dự án sơ chế

- Tiếp tục xúc tiến và vận động đầu tư, thu hút các doanh nghiệp sản xuất vào Cụm công nghiệp Ea Đar theo quy hoạch; thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời xúc tiến đầu tư cho Cụm cơng nghiệp Ea Tíh.

- Phát triển công nghiệp của huyện theo hướng hợp tác, liên doanh liên kết với các đơn vị trong tỉnh, vùng Tây Nguyên và cả nước, tăng cường thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp của huyện.

- Chú trọng tăng cường đổi mới máy móc, thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong ngoài tỉnh và xuất khẩu.

- Khuyến khích phát triển cơng nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp; phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với các yếu tố kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống, giữ cân bằng sinh thái bền vững.

Phấn đấu đến năm 2015 đưa giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN - XD (G giá So Sánh 2010) huyện đạt 2.757 tỉ đồng, tăng bình quân 18,6%/năm thời kỳ 2011 - 2015, đến năm 2020 đạt 5.649 tỉ đồng, tăng bình quân khoảng 15,4% thời kỳ 2016 - 2020.

c. Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch

- Phát triển ngành dịch vụ trở thành trung tâm dịch vụ trong vùng, nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các huyện phía Đơng tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng.

- Phát triển thị trường mở rộng giao lưu hàng hóa trên địa bàn đơ thị với nơng thôn, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế xã hội. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường làm cho thương mại thật sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội sẽ giúp góp phần ổn định giá cả, cải thiện đời sống nhân dân và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

- Phát triển thương mại theo hướng hiện đại với sự tham gia của các thành phần và các tổ chức kinh tế dưới sự quản lý điều tiết vĩ mô của nhà nước; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện.

- Phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp; từng bước ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh thương mại, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước và đẩy nhanh quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể kinh doanh phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật.

Chiến lược đến năm 2015, ngành thương mại dịch vụ có giá trị 1.690 tỷ đồng (giá So Sánh 2010), tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16%, Giá hiện hành đạt 2.213 tỷ đồng, chiếm 17,53% trong cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm đạt mức tăng trưởng 17%/năm giai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoạn 2016 - 2020, giá trị đạt 3.704 tỷ đồng (giá So Sánh 2010) vào năm 2020; giá hiện hành đạt 5.626 tỷ đồng, chiếm 21,26% trong cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 89 - 93)