Tăng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 108 - 111)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Tăng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm

a. Tăng chủng loại sản phẩm

Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa cần có những giải pháp cụ thể cho các trang trại như:

- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm

+ Trang trại trồng trọt: Đối với các trang trại sản xuất cây công nghiệp

ngắn ngày, cây lương thực như cây lúa, ngô lai cần phải sử dụng các loại giống mới đã được thử nghiệm, kiểm chứng có chất lượng tốt và năng suất cao.

Đối với các trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả cần tập trung phát triển hướng đến thị trường tiêu thụ, bên cạnh đó cần phải thay đổi các giống cũ bằng các loại giống mới có chất lượng,năng suất cao và gắn liền với thị trường tiêu thụ. Phát triển trang trại và hình thành các vùng ngun liệu gắn với cơng nghiệp chế biến, hình thành các trang trại trồng cam, quýt tại xã Cư Elang, các trang trại trồng hồ tiêu tại xã Xuân Phú, Cư Huê…

+ Trang trại nuôi trồng thủy sản: Trong những năm qua thị trường tiêu

thụ của các sản phẩm thủy sản trên địa bàn ngày càng tăng. Vì vậy trong thời gian tới các trang trại ở thôn 3, xã Cư Ni khu vực nuôi trên sẽ lấy nguồn nước từ hồ Ea Kar và cần tập trung nuôi trồng các loại giống có chất lượng, hiệu

quả kinh tế cao như diêu hồng, rơ phi đơn tính, thác lác cườm, cá lóc… Ngồi ra cũng cần phải quy hoạch phát triển các trang trại nuôi trồng thủy sản ở các xã như: Xuân Phú, Ea Tíh, Ea Păl, Cư Ni, Cư Yang, Cư Bông, Cư Ea Lang.

+ Trang trại chăn nuôi: Cần đầu tư, hỗ trợ trong việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ cấy ghép, lại tạo các loại giống cây trồng vật nuôi mới nhằm tạo ra các loại giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh, thích ứng tốt với các điều kiện thời tiết và có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đa dạng hóa sản phẩm trong nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

b. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ cũng như thu nhập của người sản xuất. Hiện nay các trang trại trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống, ít sử dụng trang thiết bị, công nghệ vào sản xuất. Vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm các trang trại cần chú trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong khâu thu hoạch và bảo quản chế biến sau thu hoạch, nhằm đảm bảo hàng hóa sản xuất ra có chất lượng tốt và đồng đều. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Khâu sản xuất: Để đảm bảo sản phẩm của các trang trại sản xuất ra đồng đều và tốt về chất lượng thì vấn đề chọn giống cùng như quy trình chăm sóc và chất lượng vật tư đầu vào cần phải đảm bảo chất lượng.

+ Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn bắt buộc; giám sát chặt chẽ về việc áp dụng các tiêu chuẩn đó để đảm bảo các loại giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn đảm bảo chất lượng tốt, đồng nhất và hạn chế tình trạng thối hóa giống do tình trạng tạp giao.

+ Sở Nơng nghiệp và PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật, trung tâm Khuyến nông, chi cục Thú y, phịng Nơng và PTNT, trạm Bảo vệ thực vật, trạm

Khuyến nông, trạm Thú y cần xây dựng, phổ biến và chuyển giao các quy trình ni trồng, chăm sóc cho từng loại cây trồng, vật nuôi cho người dân đặc biệt là các chủ trang trại trên địa bàn huyện.

+ Tăng cường công tác tiêm phòng, kiểm tra, kiểm dịch giống, đầu tư tranh thiết bị trong khâu vệ sinh và phòng chống dịch. Phát triển các dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là các dịch vụ thú y nhằm phòng tránh và hạn chế những tổn thất trong chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi, thủy sản cần đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuân thủ cam kết bảo vệ môi trường tránh gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi đã được thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất. Bên cạnh đó cơ quản lý nhà nước cần thực hiện nghiêm túc Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT nhằm giám sát chặt chẽ việc kinh doanh các vật tư nông nghiệp như thuốc BVTV, thuốc thu ý, thức ăn gia súc tránh gây thiệt hại cho người nông dân.

- Khâu thu hoạch: Để nâng cao tỷ lệ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ đã qua

sơ chế và sản phẩm tinh chế của các trang trại cần thực hiện những giải pháp: +Cần hồn thiện quy trình thu hoạch và xây dựng mơ hình cho các loại sản phẩm hàng hóa của trang trại điển hình ở địa phương, chuyển giao quy trình cơng nghệ thơng qua các chương trình khuyến nơng…

+ Khuyến khích các trang trại tăng cường đầu tư trang thiết bị cho trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, để giảm tốt thất và chất lượng sản phẩm đồng đều.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ trang trại, người lao động trọng quá trình thu hoạch để chất lượng cho các sản phẩm hàng hóa sản xuất ra đảm bảo chất lượng tốt.

- Khâu bảo quản sau thu hoạch: Các chủ trang trại cần chú trọng trong

việc đầu tư công nghệ trang thiết bị và máy móc trong q trình bảo quản sau thu hoạch. Công tác bảo quản sau thu hoạch là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng

trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và tác động đến quá trình tiêu thụ các sản phẩm. Cần có những chính sách khuyến khích nhằm hỗ trợ tín dụng cho người dân trong việc đầu tư mua sắm máy móc trang thiệt bị trong quá trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)