6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN
2.2.5. Phát triển thị trường tiêu thụ của trang trại
Hiện nay trên địa bàn huyện các trang trại tiêu thụ sản phẩm qua kênh đại lý chiếm 85%, chỉ 15% số lượng sản phâm được tiêu thụ qua các công ty hoặc thông qua hợp đồng. Các trang trại chủ yếu tập trung sản xuất sản phẩm nhưng chưa chú trọng trong việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, ngoài ra mối liên kết giữa các trang trại với các doanh nghiệp và các kênh phân phối, tiêu thụ chưa mật thiết và bền vững.
Các trang trại trên địa bàn huyện Ea Kar chủ yếu là các trang trại nhỏ và vừa nên số lượng sản phẩm sản xuất ra chưa cao, chất lượng và thời điểm thu hoạch của các trang trại diễn ra không đồng đều do chưa cùng áp dụng thời vụ sản xuất giống nhau gây ra những khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó việc mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của các trang trại trên địa bàn huyện hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn.
Ngồi mối liên kết ngang giữa các trang trại với nhau để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trường được xem là yếu tố “đẩy” thì cần phải chú trọng phát triển yếu tố “kéo” chính là thị trường tiêu thụ đầu ra mà hoạt động cốt lõi là xây dựng được liên kết dọc giữa các trang trại với doanh nghiệp. Tuy nhiên trên địa bàn huyện một bộ phận nơng dân vẫn cịn ngán ngại mơ hình Hợp tác xã kiểu cũ nên khơng tham gia mơ hình liên kết mới, do đó mối liên kết lỏng lẻo và gây khó khăn trong q trình sản xuất chung theo từng cánh đồng lớn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các xã chưa thực sự quan tâm đúng mức tới lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể. Sự phối hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể ở địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ HTX thiếu chặt chẽ.