Tăng cường mở rộng liên kết trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 111 - 113)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Tăng cường mở rộng liên kết trong nông nghiệp

Khuyến khích, hỗ các trang trại có điều kiện liên doanh, liên kết, hợp tác hình thành các hợp tác xã, hiệp hội, câu lạc bộ trang trại để đảm bảo được khối lượng hàng hóa đủ lớn, tập trung, có chất lượng đảm bảo và đồng đều; nâng cao công nghệ sau thu hoạch và tăng khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được sự ép giá cả của tư thương khi thu hoạch và chủ động hơn trước những diễn biến thất thường của thị trường; trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm và tận dụng lợi thế của các trang trại. Bên cạnh đó các trang trại cần chủ động trong quá trình hình thành các liên kết từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, bảo quản tiêu thụ sản phẩm:

- Hình thành liên kết giữa nơng dân với nơng dân: Việc hình thành liên

kết giữa các hộ nơng dân có diện tích đất tập trung liền kề nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất. Ngồi ra các gia đình có thể cùng đóng góp tồn bộ diện tích hoặc một phần diện tích để hình thành các trang trại liên kết giữa các nơng dân và được tính tốn bố trí sản xuất theo kế hoạch nhằm tạo ra số lượng sản phẩm đủ lớn, chất lượng đảm bảo tạo điều kiện chủ động hơn trong khâu thu hoạch cũng như tiêu thụ sản phẩm.

- Hình thành các trang trại liên kết giữa trang trại với nông dân: Việc

hình thành liên kết giữa trang trại với các hộ nông dân dựa trên nguyên tắc ký kết các hợp đồng ràng buộc, việc tiến hành canh tác trên khu vực đất của mình vẫn do chính các hộ nơng dân thực hiện theo kế hoạch sản xuất chung. Tùy thuộc vào quy mơ và trình độ sản xuất của các trang trại để có thể xây dựng nội dung của mối liên kết, các trang trại có thể tổ chức liên kết về kế

hoạch sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm hoặc mở rộng sang việc cung cấp giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ cho nông dân.

- Hình thành và phát triển hợp tác giữa các trang trại cùng ngành nghề:

Các trang trại có cùng loại hình cần liên kết với nhau để trao đổi kinh nghiệm, nhằm nâng cao trình độ quản lý, trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm gia hiệu quả trong q trình sản xuất kinh doanh. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại cùng liên kết và thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác theo các loại hình trang trại để cùng sản xuất kinh doanh, hình thành lợi thế trong cạnh tranh, hạn chế hiện tượng ép gia của tư thương nhằm đảm bảo sự ổn định trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Khi các trang trại cùng hợp tác trong sản xuất sẽ tạo được thế mạnh trong việc quảng bá các sản phẩm, nâng cao được thế mạnh của các trang trại nói riêng và của vùng nói chung nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

- Thực hiện liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nơng dân”:

Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đề cao vai trò quan trọng trong mối liên kết giữa các trung tâm, việc nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài tỉnh với các trang trại để nghiên cứu thực tiễn nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng và chống chịu được với điều kiện thời tiết trên địa bàn huyện, bên cạnh đó tạo điều kiện cho các nhà khoa học chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các trang trại giúp người dân tiếp cận và chủ động hơn trong quá trình sản xuất.

Xây dựng mối quan hệ, liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại với vai trò là đầu mối thu mua, tiêu thụ sản

phẩm nơng sản hàng hóa giúp đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào và việc tiêu thụ nông sản được đảm bảo hơn.

Các chủ trang trại cần tăng cường mối liên hệ với trạm khuyến nông huyện nhằm tổ chức các cuộc hội thảo, lớp đào tạo, nhằm bồi dưỡng và nâng cao kiến thức và cập nhật, tiếp cận với những thông tin mới. Bên cạnh đó cần giao lưu học hỏi lẫn nhau về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, vấn đề bức thiết của các trang trại trên địa bàn chính là khâu tiêu thụ các sản phẩm, các sản phẩm của trang trại sản xuất ra chủ yếu được bán dưới dạng thô và bị tư thương ép giá. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp để góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm của các trang trại.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 111 - 113)