Hiệu quả sản xuất của trang trại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN

2.2.6. Hiệu quả sản xuất của trang trại

Bảng 2.24: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân/trang trại trên địa bàn huyện Ea Kar năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Chăn nuôi

Nuôi trồng Thủy sản Trồng trọt Tổng hợp GO Tr. đồng 1.114,82 1.300,00 1.077,38 810,50 TC Tr. đồng 713,93 909,09 775,10 574,82 LN Tr. đồng 400,88 390,91 302,29 235,68 LN/TC Lần 0,56 0,43 0,39 0,41 GO/TC Lần 1,56 1,43 1,39 1,41 LN/LĐGĐ Tr. đồng 176,97 260,61 126,96 82,49

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea Kar.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Ea Kar có hơn 86 trang trại, hàng năm thu hút gần 680 lao động thường xuyên và thời vụ, góp phần giảm áp lực lao động cho địa phương. Bình qn mỗi trang trại có tổng chi phí từ 574 - 910 triệu đồng, giá trị sản xuất đạt từ 810,5 - 1.300 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất có sự chênh lệch nhau ngun nhân chính là do các trang trại có quy mơ sản xuất, đặc điểm sản xuất, tính chất của sản phẩm khác nhau và bên cạnh đó cịn phụ thuộc vào chính năng lực quản lý, trình độ chun mơn của các chủ trang trại (Được thể hiện ở Bảng 2.24).

Loại hình trang trại khá đa dạng, bao gồm trang trại tổng hợp và các trang trại chuyên ngành như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Với các phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi bán công nghiệp (gia trại, nông hộ) và chăn nuôi trang trại cơng nghiệp. Tuy nhiên qua số liệu có thể thấy trang trại thủy sản lại là có giá trị sản xuất trung bình của mỗi trang trại 1.300 triệu đồng lớn nhất trong các loại hình trang trại, kế

tiếp là các trang trại chăn nuôi 1.114,82 triệu đồng và trang trại trồng trọt 1.077,38 triệu đồng riêng trang trại tổng hợp có giá trị sản xuất thấp nhất. Tuy nhiên lợi nhuận thu được bình quân của từng loại hình trang trại thì trang trại chăn ni có lợi nhuận cao nhất, kế tiếp là trang trại nuôi trồng thủy sản.

Với các loại hình trang trại khác nhau sẽ có những phương thức hoạt động sản xuất khơng giống nhau, do đó hiệu quả sản xuất của các trang trại mang lại có sự chênh lệch. Về hiệu quả sử dụng lao động gia đình (LN/LĐGĐ): Trang trại nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả lớn nhất đạt 260,61 triệu đồng, kế tiếp là trang trại chăn nuôi.

Tuy nhiên trang trại trên địa bàn huyện chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa có các khu, vùng chăn nuôi tập trung lớn. Phần lớn các địa phương chưa có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, không tạo được sự liên kết với định hướng phát triển chung của cả vùng, vì vậy các loại hình trang trại phát triển khơng bền vững.

Kinh tế trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho các chủ trang trại mà cịn đóng góp to lớn vào sự phát triển chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, góp phần xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm từng vùng ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của thị trường. Chăn nuôi trang trại cịn có thêm điều kiện thực hiện an tồn sinh học trong chăn nuôi, khống chế dịch bệnh lây lan, giảm thiểu ô nhiễm mơi trường, góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN EA KAR

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)