6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
1.3.3. Điều kiện kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Việc phát triển kinh tế trang trại chịu ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế, ở những vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững qua các năm đồng nghĩa với thu nhập của người dân qua các năm càng tăng, có khả năng tích lũy vốn đầu tư, ngồi ra cịn có điệu kiện, cơ hội tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó ở những vùng có điều kiện kinh tế thường có cơ sở hạ tầng phát triển. Đây là những điều kiện thuận tiện để hình thành trang trại dựa trên điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng theo hướng quy mô lớn và cơng nghệ tiên tiến. Với những vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao qua các năm thì đây cũng được xem là thị trường tiềm năng trong việc tiêu thụ các sản phẩm của trang trại. Qua đó có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế trang trại, một mặt nó tác động tới quá trình đầu tư và phát triển kinh tế trang trại, một mặt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm của trang trại.
b. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu các ngành kinh tế đang từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Quá chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực,
đặc biệt ngành cơng nghiệp và dịch vụ tăng lên đáng kể, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.
Nông nghiệp là một ngành cơ bản của nền kinh tế cả nước, vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó mật thiết với các ngành khác trên địa bàn nông thôn, đồng thời lại phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của một ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. Hiện nay, có đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn tiếp tục phát triển và đưa nơng nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học.
Sự chuyển dịch thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, đẩy mạnh công nghiệp chế biến tạo tiền đề thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển, giúp cho các sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ nhanh chóng và giúp người nơng dân có nguồn thu nhập cao và ổn định. Công nghiệp chế biến chi phối hoạt động kinh doanh của các trang trại thơng qua vai trị là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của trang trại, cùng với đó nâng cao chất lượng nông sản, tạo điều kiện thuận tiện cho các sản phẩm nông sản được vươn xa trên thị trường thế giới và nâng cao giá trị nơng sản góp phần vào việc phát triển kinh tế trang trại, làm tăng thu nhập cho người lao động, người nông dân và chủ trang trại. Quá trình phát triển kinh tế đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp từng bước giảm, tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng.
c. Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế của Nhà nước hết sức cần thiết và có vai trị quan trọng đối với việc phát triển kinh tế trang trại. Khi một trang trại muốn tăng
trưởng, phát triển, mở rộng quy mơ sản xuất thì ngồi các yếu tố nội tại bên trong của trang trại như nguồn vốn, lao động, cơng nghệ sản xuất thì trang trại còn chịu sự chi phối của các yếu tố bên ngồi, trong đó vấn đề chính sách đóng vai trị hết sức quan trọng. Thơng qua các chính sách như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai và các chính sách hỗ trợ khác, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế trong đó có kinh tế trang trại phát triển.
Chính sách tín dụng: Để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng và nhằm tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với hộ sản xuất, trong nhưng năm qua Chính phủ đã ban hành những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng phạm vi cho tất cả các tổ chức tín dụng cho vay phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo cho khu vực nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần từng bước nâng cao đời sống người dân.
Chính sách đất đai: Việt Nam là một nước đang phát triển, đi lên từ nơng nghiệp nơng thơn, do đó, ngành nơng nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nông nghiệp cũng như trong việc phát triển kinh tế trang trại, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, quyết định tính đa dạng, quy mô và hiệu quả của sản xuất. Chính vì thế, chính sách đất đai luôn giữ một vị trí quan trọng đối với việc phát triển nơng nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng.
Chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác có tác động tới hiệu quả của q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp và phát triển kinh tế trang trại. Những chủ trương chính sách đã tạo ra những động lực thúc đẩy và khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là người nông dân và các chủ trang trại
sản xuất theo hướng hàng hóa.
d. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là hệ thống giao thơng vận tải, nó có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Khi cơ sở hạ tầng đảm bảo tốt cho q trình vận chuyển và lưu thơng hàng hóa sẽ góp phần làm giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, tạo sức cạnh tranh tốt, đảm bảo hệ thống suốt kịp thời, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế trang trại.
Cơ sở hạ tầng đảm bảo sẽ tăng khả năng lưu thơng hàng hóa, thị trường tiêu thụ được mở rộng, kích thích nơng dân tăng gia sản xuất, đặc biệt là phát triển kinh tế trang trại. Ngoài ra khi cở sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện để người nơng dân có diều kiệnphát triển cơ giới hóa trong sản xuất, nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó khi cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân và chủ trang trại trong quá trình tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin của thị trường. Thơng tin liên lạc giúp cho người sản xuất có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm với nhau, dự đoán nhu cầu của thị trường trong tương lai. Mạng lưới giao thông thuận tiện là cơ sỡ vững chắc hình thành cầu nối giữa thì trường đầu vào và thị trường tiêu thụ với các trang trại giúp người nơng dân có những quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho người sản xuất có những cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các trang trại theo hướng chun mơn hóa và quy mơ tập trung.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN EA KAR
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 108/HĐBT ngày 13/9/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở sáp nhận xã Ea Kar của huyện Krông Pắk với các xã Ea Păl, Cư Yang và thị trấn Ea Knốp của huyện M’Đrắk. Huyện Ea Kar nằm ở phía Đơng của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, có Quốc lộ 26 chạy qua, là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Đắk Lắk đi các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có tỉnh lộ 11 (TL 691 cũ) nối với quốc lộ 29 đi tỉnh Phú Yên, tỉnh lộ 19 (TL 699 cũ) đi huyện Krông Năng đã tạo cho Ea Kar một vị thế tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế (xem Hình 2.1) [21].
Huyện có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Đơng giáp huyện M’Đrắk và tỉnh Phú Yên; - Phía Tây giáp huyện Krơng Pắk và thị xã Bn Hồ; - Phía Bắc giáp huyện Krơng Năng và tỉnh Gia Lai; - Phía Nam giáp huyện Krơng Bơng.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 1.037,47 km2, bao gồm 02 thị trấn: Ea Kar, Ea Knốp và 14 xã: Xuân Phú, Cư Huê, Ea Đar, Ea Kmút, Cư Ni, Ea Tíh, Ea Păl, Cư Yang, Ea Ô, Ea Sô, Ea Sar, Cư Bông, Cư Ea Lang và Cư Prông.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện Ea Kar là một trong 04 Trung tâm kinh tế động lực của tỉnh và đang được ưu tiên đầu
tư phát triển. Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Ea Kar phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế trang trại nói riêng có cơ hội phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, ngồi ra cịn có điều kiện thuận tiện để mỡ rộng liên kết, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.
b. Địa hình
Huyện Ea Kar có địa hình thấp dần từ Bắc vào Nam và có dạng lịng chảo, phía Bắc và phía Nam cao, vùng đồng bằng trung tâm bằng, thấp trũng và chia thành 03 dạng chính như sau:
- Khu vực địa hình có độ cao trung bình trên 700m - Khu vực địa hình có độ cao trung bình từ 600 - 700m - Khu vực địa hình có độ cao trung bình dưới 600m
c. Khí hậu
Huyện Ea Kar chịu ảnh hưởng của hai loại khí hậu: Nhiệt đới giớ mùa và khí hậu cao nguyên mát dịu, nhiệt độ cao đều quanh năm, trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Do ảnh hưởng của khí hậu duyên hải Trung bộ nên mùa mưa trong vùng thường đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn (cuối tháng 11) chiếm 90% lượng mưa cả năm (trong mùa mưa thường có tiểu hạn vào tháng 7), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình: Những nhân tố bức xạ, hoàn lưu tác động đến thời
tiết ở Ea Kar thay đổi theo mùa qua các tháng trong năm, nên nhiệt độ cũng thay đổi theo nhịp điệu tương tự.
Nhiệt độ bình quân năm: 23,7o C.
Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm: 27 - 29o C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm: 17,6o
- Lượng mưa
Mưa: Đối với huyện Ea Kar nhiệt độ khá ơn hịa, ánh sáng dồi dào, cây trồng phát triển thuận lợi, thì mưa là yếu tố hàng đầu có tính chất quyết định bố trí thời vụ và giống cây trồng. Huyện Ea Kar có lượng mưa phổ biến từ 1.400 đến 1.800mm.
- Ẩm độ khơng khí
Độ ẩm khơng khí ở huyện Ea Kar có sự tương phản hai mùa: Mùa khơ có độ ẩm trung bình tháng < 80% bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, có nơi kéo dài đến tháng 6 – 8 hàng năm.
- Gió, bão
Chế độ gió ở huyện Ea Kar được đặc trưng bởi sự luân phiên tác động của các hệ thống hồn lưu gió mùa, sự luân phiên tương đối ổn định và có trình tự.
d. Tài ngun đất
Trên cơ sở tài liệu điều tra, phân loại đất toàn tỉnh Đắk Lắk, kết quả điều tra, bổ sung phân loại đất năm 2005 huyện Ea Kar do Viện Quy hoạch & TKNN thực hiện, kết quả phân hạng đất nông nghiệp huyện Ea Kar do Phân viện Quy hoạch và TKNN miền Trung thực hiện năm 2010 và kết quả thống kê đất đai năm 2011 cho thấy toàn huyện có 103.747 ha, trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 được chia thành 6 nhóm với 12 đơn vị đất thích hợp khá rộng đối với nhiều loại cây trồng cạn, từ cây trồng hàng năm đến các cây lâu năm.
Bảng 2.1: Tổng hợp phân loại đất huyện Ea Kar
Diện tích Tỷ lệ TÊN ĐẤT
(ha) (%)
I. Nhóm đất phù sa 6.972 6,72
1. Đất phù sa không được bồi chua 5.993 5,78
2. Đất phù sa ngòi suối 979 0,94
II. Nhóm đất lầy và than bùn 123 0,12
3. Đất lầy 123 0,12
III. Nhóm đất xám 34.351 33,11
4. Đất xám trên phù sa cổ 5.905 5,69
5. Đất xám trên trên Macma acid và đá cát 28.446 27,42
IV. Nhóm đất đỏ vàng 56.988 54,93
6. Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính 8.020 7,73 7. Đất nâu vàng trên đá Macma bazơ và trung tính 365 0,35 8. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất 10.136 9,77
9. Đất vàng đỏ trên đá Macma acid 37.939 36,57
10. Đất vàng nhạt trên đá cát 528 0,51
V. Nhóm đất thung lũng 2.036 1,96
11. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 2.036 1,96
VI. Đất xói mịn trơ sỏi đá 219 0,21
Diện tích khơng điều tra 3.058 2,95
Diện tích tự nhiên tồn huyện 103.747 100
e. Tài nguyên rừng
• Thảm thực vật
Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi nên tài nguyên rừng trên địa bàn huyện phát triển đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Với sự phong phú về thảm thực vật và động vật, khu rừng Ea Sô đã trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia (Được thể hiện ở Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Kết quả kiểm kê tài nguyên rừng của huyện Ea Kar
Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp 37.859,38 100
1. Rừng tự nhiên 33.919,67 89,59 1.1. Rừng gỗ lá rộng 33.810,06 89,30 a. Rừng giàu 1.871,56 4,94 b. Rừng trung bình 6.867,46 18,14 c. Rừng nghèo 7.048,96 18,62 d. Rừng phục hồi 18.022,26 47,60 1.2. Rừng hỗn giao 109,67 0,29 a. Gỗ - tre nứa 95,97 0,25 b. Rừng tre nứa 13,70 0,04 2. Rừng trồng 3.939,71 10,41
Nguồn: Tài liệu quy hoạch 03 loại rừng huyện Ea Kar.
f. Chế độ thủy văn và tài ngun nước
• Tài ngun nước mặt
Nhìn chung sơng suối trên địa bàn huyện phân bố khá đều, nhưng ngắn, dốc nên nước mưa tập trung về nhanh, gây ra tình trạng ngập úng cục bộ ở các khu vực có địa hình bằng, thấp, đồng thời thúc đẩy q trình xói mịn rửa trơi chất dinh dưỡng ở những nơi có địa hình cao. Ngược lại vào mùa khô nhiều
suối thường cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. • Tài nguyên nước ngầm
Theo tài liệu địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất cơng trình miền Trung: Nước ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động, tàng trữ trong thành tạo phun trào Bazan, độ sâu phân bố 15 - 120m, trữ lượng ở phía Bắc phong phú hơn phía Nam, chất lượng nước khá tốt. Ở những nơi có địa hình thấp nước ngầm nông, hầu hết các hộ nông dân tự đào giếng để khai thác phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt và 1 phần phục vụ sản xuất như tưới cho cà phê, điều và cây ăn quả,…
Như vậy có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên của huyện có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế trang trại và được thể hiện cụ thể như sau:
Vị trí địa lý của huyện Ea Kar thuận lợi cho việc giao thông, trao đổi, buôn bán và tạo điều kiện phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa ứng dụng khoa học kỹ thuật. Tài nguyên rừng và tài nguyên thiên nhiên phong phú, là yếu tố cần thiết cho việc phát triển kinh tế trang trại. Tài nguyên đất khá