Dự báo một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2.Dự báo một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trạ

3.1. CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.2.Dự báo một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trạ

trại huyện Ea Kar trong tương lai

a. Dự báo tình hình cung cầu lương thực thế giới

Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc, nhu cầu về lương thực có xu hướng tăng trong những năm tới. Hiện nay dân số thế giới khoảng hơn 7 tỷ người, dự báo đến sẽ tăng lên 9,1 tỷ người vào năm 2050, khi đó lượng lượng lương thực trên thế giới phải tăng thêm khoảng 70% để đáp ứng đủ cho người dân, kéo theo đó năng suất trong sản xuất nơng nghiêp cần phải tăng thêm khoảng 38% so với hiện nay để đáp ứng đủ lượng lương thực cho toàn bộ dân số trên thế giới. Vì vậy ngay từ bây giờ cần phải tập trung đầu tư, nghiên cứu nhằm tạo ra các công nghệ tiên tiến để tiến tới thực hiện hiện đại hóa nơng nghiệp trên tồn thế giới.

b. Dự báo nhu cầu dinh dưỡng của người dân

Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng gluxit, lipit, ... Thức ăn còn cung cấp các axit min, axit béo, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể phát triển và duy trì các hoạt động của tế bào và tổ chức. Hiện nay nhu cầu dinh dưỡng bình quân hàng ngày của người dân trong nước vào khoảng 2.400 – 2.500 Kcalo/người, phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ cả mức i thiện tình trạng dinh dưỡng hướng tới cân đối dinh dưỡng và nâng cao mức tiêu thụ năng lượng bình quân hàng ngày lên 2.600 – 2.700 Kcalo/người và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 5%. Cải thiện cơ cấu và chất lượng tiêu dùng lương thực năm 2020 vào khoảng 100 kg gạo, 45 kg thịt, 30 kg cá các loại, 120 kg rau các loại và tăng mức tiêu dùng trứng, sữa lên gấp 2 lần so với hiện nay, tiến tới đảm bảo tất cả các loại nông sản và lương thực tiêu thụ trên thị trường đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

c. Dự báo thị trường tiêu dùng hàng nông sản

Thị trường tiêu dùng trong nước

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu dùng nông sản trong nước đến năm 2030

Sản phẩm Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

Gạo 32.100 35.200 37.300 Ngô 8.000 9.000 10.000 Cà phê 55 57 60 Điều 130 135 140 Hồ tiêu 16 16,5 16,5 Chè 55 57 60 Rau các loại 11.179 13.015 17.774 Quả các loại 8.384 10.011 14.219 Thịt các loại 3.540 4.004,6 5.332 Trứng 8.384.482 10.011.381 14.219.514 Thủy sản 2.608,5 3.203,6 4.737,8

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 – Bộ Nơng nghiệp & PTNT

Theo dự báo dân số Việt Nam năm 2020 vào khoảng 100 triệu người đến năm 2030 dân số tăng lên khoảng 110,4 triệu người, cùng với sự gia tăng dân số theo thời gian kéo theo đó nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Nhu cầu về gạo giảm dần, song nhu cầu về thịt cá, trứng sữa, rau quả ngày càng tăng. Kéo theo đó là nhu cầu thức ăn dành cho ngành chăn nuôi ngày càng gia tăng (Được thể hiện ở bảng 3.1)

Thị trường xuất khẩu nông sản

Dự báo đến năm 2020 cơ cấu giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam qua các thị trường chính như sau: EU 23%; Châu Mỹ 22%; Trung Quốc – Đài Loan – Hồng Kông 19%; Đông Nam Á 16%; Đông Bắc Á 14%; Tây Nam Á

2%; Châu Phi 1% và các thị thị trường khác chiếm 3%.

Dự báo cơ cấu giá trị hàng hóa các thị trường nhập khẩu rau củ quả của Việt Nam năm 2020 bao gồm: Trung Quốc – Đài Loan – Hồng Kông 31%; Đông Bắc Á 15%; Đông Nam Á 15%; Đông Âu 13% và các thị trường khác chiếm 26%.

Riêng mặt hàng lúa gạo của Việt Nam xuất khẩu qua các nước năm 2020 có cơ cấu giá trị như sau: Đơng Nam Á 75%; Tây Nam Á 4%; thị trường khác chiếm khoảng 21%.

Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2020 dự báo các thị trường chính như: Đơng Bắc Á 27%; Châu Mỹ 23%; Châu Phi 2% và các thị trường khác chiếm 48% như Đông Âu, Tây Nam Á, Châu Mỹ, Đông Âu.

d. Dự báo sự gia tăng dân số

Theo kết quả điều tra dân số và nhà năm 2014, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51% dân số.

Việt Nam đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới. Tổng điều tra dân số vào năm 2009 ghi nhận nước ta có gần 86 triệu dân. Từ đó đến nay, tỷ suất tăng dân số trung bình mỗi năm của Việt Nam là 1,06%, thấp hơn so với tỷ suất của giai đoạn 1999 - 2009 (1,2%). Chúng ta cũng có mức tăng quy mô dân số thấp nhất trong 35 năm qua. Tổng tỷ suất sinh 2,09 trẻ/phụ nữ hiện nay cũng cho thấy tỷ lệ sinh của Việt Nam đang tiếp tục giảm và ổn định. Dự báo dân số cả nước đến năm 2015 khoảng 91,3 triệu người, đến năm 2019 dân số vào khoảng 95,35 triệu người (phương án mức sinh trung bình) [16].

Dự báo dân số năm 2015 của huyện Ea Kar khoảng 156.868 người dự báo đến năm 2019 khoảng 173.398 người.

e. Dự báo những biến động của tình hình kinh tế vĩ mô

triển bền vững hơn. Nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ hai thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàng thứ nhất thế giới.

Hội nhập đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế, thị trường được rộng. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng và năm sau luôn cao hơn năm trước. Thúc đẩy tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, đào tạo được đội ngũ cán bộ và quản lý kinh doanh năng động hơn.

Gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội và đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức, trở ngại, sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao; năng lực cạnh tranh của hàng hóa, ngành hàng, doanh nghiệp cịn kém; giá thành sản phẩm còn cao, phẩm cấp chưa thực sự đáp ứng được so với chuẩn quốc tế.

Ngồi ra quy mơ nguồn lực của người nơng dân nhìn chung cịn nhiều hạn chế. Với diện tích đất, nguồn vốn nhỏ sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn và việc áp dụng các tiến bộ cơng nghệ vào q trình sản xuất, làm tăng giá thành sản xuất của sản phẩm gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường của hàng hóa trong nước với hàng hóa các nước khác trên thế giới.

Hiện nay các nước trên thế giới đang tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp dựa trên việc phát triển các trang trại, vì vậy trong thời gian tới cần có những chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ người nông dân phát triển kinh tế trang trại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 97)