Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 113 - 124)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Trong những năm gần đây thị trường nông sản thế giới nói chung và thị trường nơng sản trong nước nói riêng có nhiều biến động lớn. Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có nhiều thay đổi theo hướng ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm nông sản đã được tinh chế. Tuy nhiên hiện nay ở thị trường nội địa công nghệ chế biến vẫn chưa thực sự được chú trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải gia tăng tỉ suất hàng hóa cho các trang trại trong nước nói chung và các tỉnh Tây Nguyên trong đó có huyện Ea Kar nói riêng nhằm nâng cao thu nhập cho các trang trại, đồng thời tạo điều kiện cho Kinh tế trang trại phát triển, thực hiện được điều đó trong thời gian tới cần phải hình thành được một thị trường đảm bảo mang tính ổn định với những giải pháp sau:

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất và thị trường tiêu thụ, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển cơng nghệ sau thu hoạch như: Khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm nông sản.

Khuyến khích phát triển chợ nơng thơn, các trung tâm mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp ở khu vực xã, thị trấn cũng như các trung tâm thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện. Đây chính là những cầu nối liên kết giữa thị trường trên địa bàn huyện với thị trường bên ngoài. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến việc xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông nhằm tạo ra các tự điểm để người dân giao lưu, trao đổi hàng hóa. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các trương trình dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngồi nước.

Cần quan tâm hơn đến cơng tác dự báo thị trường. Thông qua các trạm khuyến nông, các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình thị trường trong và ngồi nước cho nông dân một cách công khai, rộng rãi nhằm đảm bảo cho người nông dân có cơ hội lựa chọn các mặt hàng, dịch vụ thích hợp cung cấp cho thị trường. Bên cạnh đó có thể đưa ra những dự báo về nhu cầu nhập khẩu các vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, thuốc thú y, phân bón của các trang trại, ngoài ra các trang trại cần chủ động trong việc cập nhật những thông tin thị trường để đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người nơng dân nói chung và chủ trang trại nói riêng.

Khuyến khích và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động dịch vụ thương mại, cung cấp vật tư, máy móc.. cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là giải pháp quan trọng để hạn chế, thủ tiêu sự độc quyền lũng đoạn của tư thương, chống lại mọi thủ đoạn ép giá mà các trang trại phải chịu khi khơng có nhiều cơ hội để lựa chọn khách hàng trong quan hệ mua bán.

Khuyến khích phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản tại chỗ nhằm có thị trường ổn định, nâng cao giá trị sản phẩm cho các trang trại, phải gắn sản xuất với chế biến. Đẩy mạnh hình thức tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng kinh

tế giữa nông dân với các cơ sở chế biến.

Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ, trong đó nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở những vùng trọng yếu, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế để giải quyết đầu ra cho các trang trại, hộ nông dân. Tăng cường các loại phương tiện vận chuyển, bảo quản với trang thiết bị hiện đại, hạn chế tổn thất sau thu hoạch.

Khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện của các chủ thể nhằm tiết kiệm chi phí, chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cung ứng vật tư cho các trang trại.

Cho phép các trang trại uỷ thác xuất khẩu hoặc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của trạng trại. Nhà nước tăng cường công tác dự báo thị trường bằng nhiều hình thức cung cấp kịp thời thơng tin thị trường cho các trang trại cần có chính sách bảo hộ sản xuất, giảm bớt mất mát cho các trang trại khi gặp biến động bất thường do thiên tai và trên thị trường trong nước và trên thế giới gây ra.

Chính quyền địa phương cần hỗ trợ kinh phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng các Website, tư vấn cho các chủ trang trại lập các hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Ngồi ra cần phải chú trọng đến việc nâng cao sức mua của người dân; hướng dẫn và giúp đỡ người nông dân đầu tư và đẩy mạnh sản xuất; phát triển công nghiệp chế biến để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường; quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ với các thị trường truyền thống và mở rộng, phát triển thị trường mới nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa nơng sản trong nước.

Nhìn chung cần phải xây dựng các quy hoạch nguồn nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, bảo quả sản phẩm và tăng cường mối liên kết giữa các

chủ trang trại với các tổ chức kinh doanh thương mại, dịch vụ.

3.2.6. Gia tăng hiệu quả sản xuất

Để gia tăng kết quả sản xuất theo hướng sản xuất kinh tế trang trại cần chú trọng cần thực hiện một số giải pháp như sau:

a. Tăng cường công tác quy hoạch

Quy hoạch được xem là giải pháp quan trọng và mang ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế trang trại. Việc phát triển theo quy hoạch sẽ tránh được tình trạng phát triển trang trại một cách tự phát như hiện nay. Việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cần căn cứ và phù hợp với quy hoạch của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện. Trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cần phải chú trọng vào việc quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch bảo vệ môi trường; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất trang trại.

Dựa trên những quy hoạch của toàn huyện cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho các địa phương và trong đó cần phải xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế nơng nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, bên cạnh đó phải thể hiện được quy mơ, vị trí, địa giới và các loại cây trồng, vật ni khuyến khích phát triển nhằm phù hợp với đặc điểm và lợi thế so sánh của từng địa phương. Để quy hoạch thực sự phù hợp và có thể áp dụng vào tình hình thực tế, khi xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại nói riêng và phát triển nơng nghiệp nói chung cần phải công bố rộng rãi và tiếp nhận những phản hồi ý kiến của người dân.

b. Thay đổi về tư tưởng

Tư tưởng và nhận thức đóng vai trị quan trọng đối với việc phát triển kinh tế trang trại, do đó vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi nhận thức, tư tưởng

để người sản xuất, các chủ thể khác trong xã hội, nâng cao nhận thức cho các cấp các ngành nhằm nâng cao hiểu biết, giúp nông dân nắm rõ những chủ trương, chính sách, phương phát triển trang trại của địa phương, qua đó tạo mơi trường thuận lợi, khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo hướng trang trại.

Tuyên truyền, vận động người nông dân thay đổi nhận thức, đổi mới phương thức sản xuất truyền thống, lạc hậu sang cách thức sản xuất áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

c. Nhân rộng các mơ hình trang trại

Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến thơng tin về các mơ hình trang trại sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, giúp người nơng dân có điều kiện để tiếp cận, lựa chọn và áp dụng các mơ hình phù hợp với điều kiện về tự nhiên cũng như về kinh tế và khả năng của mình vào sản xuất.

Tổ chức các chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm để những người có nhu cầu có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp với các mơ hình trong thực tế. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ nơng dân, các tổ nghề nghiệp, tổ hợp tác vì đây được xem là một môi trường tốt để người dân tiếp cận thông tin.

d. Giải pháp đối với từng loại hình trang trại

• Đối với trang trại chăn nuôi

- Nên tập trung ở những địa phương có lợi thế như TT. Ea Knốp, TT. Ea

Kar, xã Ea Đar, xã Ea Sar, xã Ea Tíh, xã Ea Kmút, xã Cư Ni và xã Xuân Phú.

+ Về giống: Ưu tiên và khuyến khích các chủ trang trại sử dụng các loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giống trong nước, ngoại nhập có năng suất và chất lượng cao như các loại lơn siêu nạc, phát triển các giống gà siêu trứng, gà Tam Hồng, ngan Pháp, các loại bị lai Sind…theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.

+ Về thức ăn chăn nuôi: Các chủ trang trại và nhà cung cấp thức ăn chăn

nuôi cần ký kết các hợp đồng đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn.

+ Về chuồng trại: Các trang trại cần cập nhật các mơ hình chuồng trại

phù hợp với loại hình sản xuất đảm bảo sự phát triển tốt của các loại vật nuôi, bên cạnh đó cần phải tăng cường cơng tác vệ sinh và phịng chống dịch bệnh.

Đối với trang trại trồng trọt: Cần tập trung ở các xã Cư Huê, Xuân Phú,

Cư Ni đồng thời cần chuyển đổi những cây trồng, đặc biệt là cây lúa có năng suất và chất lượng thấp, không chủ động nguồn nước tưới sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. xây dựng các vùng nguyên liệu cây công nghiệp ngắn ngày gắn liền với việc chế biến, đối với các cây trồng như mía, mì, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng, ngô lai nên phát triển dựa trên cơ sở sử dụng các giống mới có năng suất cao và chất lượng đảm bảo nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Đối với trang trại thủy sản: Phát triển chăn nuôi thủy sản ở các hồ tự

nhiên, nôi cá lồng trên các sông. Trong nuôi trồng cần sử dụng các giống mới, cần có chính sách đồn điền đổi thửa tạo điều kiện hình thành các trang trại nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, tạo điều kiện để đầu tư, thâm canh trong sản xuất.

Có chính sách thu hút, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hình thành các khu nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tạo mối liên kết với thị trường tiêu thụ. Ngoài ra cũng cần hình thành các mơ hình ni cá giống đảm bảo chất lượng để cung ứng cho thị trường cũng như các trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao trong sản xuất so với kinh tế nông hộ góp phần khơng nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt của nơng thơn, nơng nghiệp, tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nơng nghiệp trên bước đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn. Với những bước đi đầu trong quá trình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, nông thôn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...

Kinh tế trang trại đã có vai trị tiên phong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp với sản xuất hàng hóa làm hướng đi chính. Kinh tế trang trại đã giải quyết tình trạng lao động nơng nhàn ở nông thôn, phân bổ lại dân cư và lao động giữa các vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại cịn là hình mẫu tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường ở nơng thơn.

Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển và nâng cao đời sống cho các hộ gia đình.

Phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ni trồng thuỷ sản, góp phần tăng độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái. Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại trong những năm qua đã gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đồng thời phát triển kinh tế trang trại góp phần huy động được lượng vốn lớn nhàn rỗi của người dân để đầu tư cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

nhờ việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Mơ hình kinh tế trang trại phát triển đã thu hút được một khối lượng lớn tiền vốn trong dân vào sản xuất nơng nghiệp, tính đến năm 2014 bình quân đầu tư cho 1 trang trại từ 574 - 910 triệu đồng và tạo việc làm cho gần 680 lao động, bình quân có 3,93 lao động/trang trại, góp phần giảm bớt áp lực do thiếu việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân.

Nền kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển với những chính sách thơng thống phù hợp đã tạo điều kiện cho các cá nhân có vốn, có trình độ chuyên môn mạnh dạn đầu tư hình thành trang trại cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội và làm phong phú mặt hàng sản xuất, giảm dần độc canh trong sản xuất.

Trong những năm tiếp theo, để đạt được kết quả tốt, kinh tế trang trại cần khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư để tạo ra của cải làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, do mới hình thành nên hiện nay hầu hết các trang trại đều là trang trại gia đình. Kinh tế trang trại gặp khơng ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, đất đai, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ, biến động giá cả các sản phẩm nông nghiệp ở cả trong và ngoài nước và đặc biệt là tình trạng mất đất sản xuất tại nhiều địa phương.

KIẾN NGHỊ

Để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ea Kar một cách bền vững, nhanh hơn về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng (quy mô sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất), đồng thời đảm bảo được an ninh lương thực, đề xuất một số kiến nghị sau:

- Về đất đai: Cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại (để có điều kiện thực hiện các ưu đãi về trang trại của Chính phủ), tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại thuê đất theo quy

định của pháp luật, đó là điều kiện tiên quyết để cho các chủ trang trại được vay vốn phát triển kinh tế trang trại.

- Về lao động: Khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các chủ trang trại mở rộng qui mô SXKD tạo thêm việc làm cho người lao động, ưu tiên sử dụng lao động của các hộ không đất hoặc thiếu đất sản xuất, hộ nghèo thiếu việc làm.

- Về tín dụng: Cần linh hoạt hơn, gọn nhẹ hơn trong thủ tục cho vay vốn, thuê đất qui định hợp lý, cụ thể thực hiện nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về đầu tư đối với kinh tế trang trại,…

Giải pháp về vốn và thuế được phân định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 113 - 124)