Gia tăng hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6.Gia tăng hiệu quả sản xuất

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.2.6.Gia tăng hiệu quả sản xuất

Trên thực tế kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm. Trong khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất trang trại nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn), phản ánh năng suất, mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như năng lực và trình độ quản lý sản xuất của chủ trang trại để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, với chi phí bỏ ra ít nhất và đạt hiệu qủa cao nhất.

doanh trang trại rất cần thiết, dựa vào những kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất người chủ trang trại có thể đưa ra những quyết định quan trọng, chính xác và kip thời.

Bên cạnh những kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế trang trại thì nó cịn mang đến những kết quả về mặt xã hội và môi trường như việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập góp phần nâng cao đời sống. Bên cạnh đó sản xuất theo hướng trang trại sẽ đem lại những kết quả cho môi trường như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm tác động đến môi trường.

• Kết quả sản xuất trang trại được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất;

• Hiệu quả sản xuất trang trại được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Hiệu quả sử dụng vốn của trang trại; - Hiệu quả sử dụng lao động của trang trại.

Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 35)