Mở rộng quy mô các nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 103 - 108)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Mở rộng quy mô các nguồn lực

a. Mở rộng quy mơ diện tích đất đai

- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, để tích tụ ruộng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế trang trại.

- Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, ở vùng đông dân hướng vào kinh doanh các loại sản phẩm có giá trị cao, u cầu ít đất, gắn với cơng nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ (làm giống, trồng rau, hoa cây cảnh,…).

trực tiếp sản xuất và quản lý, hướng vào khai thác có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, diện tích mặt nước và đất cịn hoang hố để phát triển sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp hàng hoá.

- Đối với khu vực thị trấn khuyến khích các trang trại sử dụng ít đất như trang trại chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nông trại chế biến nông sản, thực phẩm, thúc ăn gia súc.

- Trang trại mới thành lập được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày đưa vào hoạt động ở địa bàn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo quy định tại điểm c, khoản 4, điều 14 nghị định số 142/2005/NĐ-CP, ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

b. Gia tăng quy mô vốn đầu tư của các trang trại

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển trang trại của xã trên địa bàn huyện, tỉnh cần có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, thông tin, cơ sở chế biến.

- Trong vay vốn sản xuất, mức cho vay và thời hạn vay đối với các trang trại cần lớn hơn và thời gian vay từ 3 năm trở lên (vay trung hạn và dài hạn). Các ngân hàng phải trực tiếp tham gia vào công việc tư vấn cho các chủ trang trại, để đảm bảo đầu tư chắc chắn có hiệu quả và thu hồi đúng thời hạn.

- Thực hiện chính sách cho chủ trang trại vay theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền duyệt, lãi suất vốn vay thấp, thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Các trạm khuyến nông, hội nông dân, các cơ quan quản lý chức năng nhà nước ở địa phương cần bám sát thực tế của các trang trại, giúp các trang trại lập các phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, thủ tục xin vay vốn.

c. Mở rộng quy mô lao động và nâng cao trình độ phát triển nguồn

nhân lực của các trang trại

Qua thực tế phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện cho thấy hầu hết số lao động làm việc trong các trang trại có trình độ học vấn tương đối thấp, bên cạnh đó chủ các trang trại có chun mơn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Đa phần các chủ trang trại điều hành hoạt động sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm, điều đó đã tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Vì vậy cần phải thực hiện một số giải pháp để cải thiện tình hình sản xuất hiện nay như sau:

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, khoa học kỹ thuật cho người lao động, trước hết là các chủ trang trại. Mở các lớp đào tạo và tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn ni, phịng chống dịch bệnh... cho lao động của trang trại, hộ nông dân ngay tại địa phương thông qua trạm khuyến nơng.

- Đối với các địa bàn có điều kiện về kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa... chủ trang trại được ưu tiên vay vốn từ chương trình xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động thiếu việc làm ở trong vùng, có chính sách thu hút lao động ở những vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất.

- Hàng năm tổ chức tổng kết công tác phát triển kinh tế trang trại, hoặc xây dựng các cuộc đối thoại giữa các chủ trang trại với cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các trang trại hỏi kinh nghiệm, trao đổi những vấn đề còn vướng mắc và cùng các bên liên quan cùng đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn mà của trang trại đang gặp phải.

độ, chuyên môn cao làm việc và đóng góp cho nơng nghiệp huyện nhà. Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có những thành tích đóng góp lớn nhằm thúc đẩy, phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng.

d. Phát triển cơ sở hạ tầng

Hiện nay trên địa bàn huyện hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là mạng lưới giao thông, hệ thống điện, thủy lợi…. còn nhiều hạn chế và chất lượng chưa cao. Chưa đáp ứng được yêu cầu đời sống của người dân cũng như điều kiện sản xuất của các trang trại, bên cạnh đó cịn gây ra những khó khăn trong q trình vận chuyển, lưu thơng, trao đổi và mua bán hàng hóa, vật tư làm tăng chi phí trong q trình vận chuyển ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, làm giảm thu nhập của người nơng dân nói chung và của các trang trại nói riêng. Do đó cần phải có những giải pháp để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trang trại tại địa phương:

- Cần tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển trang trại phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo mối liên kết, gắn liền giữa khâu sản xuất và chế biến sản phẩm, hạn chế và khắc phục tình trạng phát triển kinh tế trang trại một cách ồ ạt, phá vỡ quy hoạch, thiếu bền vững. Bên cạnh đó cần tập trung khai thác hiệu quả nguồn vốn, lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo phát triển trang trại theo hướng bền vững và hiệu quả kinh tế.

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, UBND huyện cần xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm khắc phục những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội tồn huyện nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, cụ thể như sau:

+ Hệ thống Điện: Do hệ thống trạm biến áp chưa đáp ứng được cơng suất tiêu dùng, vì vậy trong thời gian tới cần phải xây dựng và nâng cao chất

lượng hệ thống điện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong sinh hoạt cũng như sản xuất, cần xây dựng trạm biến áp với 49 trạm tổng dung lượng là 2.760 KVA; nâng cấp 127 trạm biến áp. Tổng số làm mới và nâng cấp đường dây trung hạ áp là 941 km với tổng kinh phí 178 tỷ đồng.

+ Hệ thống Giao thơng: Hệ thống đường giao thông của huyện (đường

trục xã, liên xã; đường trục thơn; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng) tổng chiều dài là 2.157,4 km , trong đó số km cứng hóa đạt chuẩn là 742,24 km (đạt 34,4%), còn lại 1.415,4 km là đường đường cấp phối đã xuống cấp và đường đất (chiếm 65,6%), cần mở thêm các tuyến chiều dài 232,72 km. Mạng lưới giao thông cơ bản đã thông suốt đến các thôn vùng sâu, vùng xa của huyện tuy nhiên vào mùa mưa thường lầy lội, khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, nơng sản của người dân. Vì vậy trong thời gian tới cần xây dựng và nâng cấp thêm các tuyến đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông và vận chuyển hàng hóa với tổng nhu cầu xây dựng đường giao thông là 1.648 km với nhu cầu kinh phí là 1.228,4 tỷ đồng.

+ Hệ thống Thủy lợi: Các cơng trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu đối với các loại cây trồng có nhu cầu tưới, đa số các cơng trình đã được xây dựng lâu năm, xuống cấp nhiều, tỷ lệ thất thoát nước cao. Cần xây dựng mới 18 cơng trình hồ chứa nước, phục vụ tưới thêm cho 3.401 ha cây trồng (1.115 ha lúa nước; 375 ha cà phê, 1.911 cây trồng khác). Nâng cấp 40 cơng trình thuỷ lợi, sữa chữa nâng cấp 71,6 km kênh mương và làm mới 257,4 km kênh mương. Tổng kinh phí 555,6 tỷ đồng (ngân sách 516 tỷ đồng, doanh nghiệp 3,8 tỷ đồng, tín dụng 5 tỷ đồng, nhân dân 30,8 tỷ đồng). Ngoài ra trên địa bàn huyện Ea Kar có 02 cơng trình thủy lợi là đập Krông Pắk Thượng và đập Ea Rớt đang thi công do Bộ Nông nghiệp & PTNT làm chủ đầu tư với dự tốn kinh phí trên 5.000 tỷ đồng phục vụ tưới cho cây trồng của 02 huyện Ea

Kar và Krông Pắk.

+ Chợ nông thôn: Chợ cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống

cho cư dân và là nơi tham gia tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp do người dân sản xuất, đảm bảo luân chuyển hàng hóa một cách tích cực. Tuy nhiên qua khảo sát 100% các chợ nông thôn trên địa bàn huyện Ea Kar hiện nay chưa đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về XD/NTM, vì vậy cần phải tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng theo chuẩn NTM. Xây dựng và nâng cấp 14 chợ, tổng kinh phí 34,93 tỷ đồng và thành lập chợ trung tâm giao dịch các sản phẩm gia súc gia cầm tại xã Ea Đar.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)