6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.3. Định hướng và mục tiêu phát triển trang trại của huyện Ea Kar
Kar trong thời gian tới
a. Định hướng phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới
- Xác định kinh tế trang trại là loại hình kinh tế quan trọng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; là xu hướng tất yếu để sản xuất ra nông sản hàng hóa với số lượng lớn, giá thành hạ, chất lượng tốt và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Quy mô trang trại: Tuỳ thuộc vào qũy đất, nguồn vốn và năng lực quản lý của chủ trang trại để hình thành, phát triển các trang trại có quy mơ lớn, vừa và nhỏ. Tăng cường sự liên kết giữa các chủ trang trang trại, hình thành nên câu lạc bộ, hiệp hội trang trại, tiến tới hình thành các doanh nghiệp lớn trong nơng nghiệp.
- Loại hình trang trại: Khuyến khích phát triển các loại hình trang trại, tổ chức sản xuất theo hướng đa canh hoặc chuyên canh, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc lựa chọn phát triển loại hình trang trại phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh và phát huy được thế mạnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương.
- Ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại có quy mơ lớn và đưa công nghệ vào sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá của các chủ trang trại.
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thông qua các hoạt động như: Xây dựng mơ hình quản lý trang trại có hiệu quả, tập
huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại, xúc tiến thành lập và đi vào hoạt động một số câu lạc bộ trang trại điểm ở một số huyện, thành phố làm nòng cốt để phát triển kinh tế trang trại.
- Thực hiện tốt Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
b. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới
•Mục tiêu chung
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, đồng thời từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
• Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2016 - 2020
- Số trang trại đạt tiêu chí trên địa bàn toàn huyện là 105 trang trại, với tỷ lệ trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất chiếm khoảng 50%; trong đó có 57 trang trại chăn ni, 26 trang trại trồng trọt, 05 trang trại thủy sản, 17 trang trại tổng hợp.
- Giải quyết việc làm cho khoảng 820 lao động, trong đó số lao động được đào tạo tập huấn các kiến thức khoa học kỹ thuật, chiếm khoảng 50% tổng số lao động.
- Đào tạo tập huấn cho 100% chủ trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại.
- Tổng giá trị sản xuất hàng năm của các trang trại đạt 114 tỷ đồng. - Số trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt 90% tổng số trang trại.
3.1.4. Các quan điểm có tính ngun tắc khi xây dựng các giải pháp
a. Phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với thị trường tiêu thụ
Khi các trang trại sản xuất hàng hóa cần chú trọng tới thị trường tiêu thụ vì nếu khơng có thị trường tiêu thụ sản phẩm thì trang trại khơng thể tồn tại và phát triển. Các trang trại phải sản xuất những hàng hóa thị trường cần, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường. Do đó điều quan trọng là các trang trại cần phải xác định được đối tương khách hàng của mình để có thể đưa ra những quyết định cho việc sản xuất. Khách hàng thường được chia thành nhiều nhóm đối tượng khác nhau và mỗi nhóm đối tượng có những yêu cầu khác nhau về sản phẩm hàng hóa. Đối với nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập cao thường có những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao để mua sản phẩm. Ngược lại đối với những khách hàng có thu nhập thấp thường có yêu cầu về chất lượng hàng hóa khơng khắt khe bằng những người có thu nhập cao và chỉ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm với một mức giá vừa phải. Bên cạnh thu nhập của người tiêu dùng thì người sản xuất cần phải chú ý đến đặc điểm khách hàng của từng vùng, từng miền vì ở mỗi nơi sẽ có những yêu cầu khác nhau về sản phẩm. Ngoài ra khi xác định thị trường tiêu thụ người sản xuất cũng cần chú ý đến những yếu tố văn hóa, tơn giáo của nhóm đối tượng khách hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên các trang trại cần xây dựng những chiến lược để cũng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất trang trại.
b. Phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với việc giảm nghèo
Việc phát triển kinh tế trang trại ở các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa của huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, vì ngồi việc phát triển kinh tế cho chủ trang trại nó cịn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động tại chỗ của địa phương, không những ở thời điểm hiện tại mà cho cả tương lai, đây cũng là một trong những cách thức thực hiện nhằm giảm nghèo tại địa phương, nhằm nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần cho người dân.
Đối với huyện Ea Kar là một huyện có thu nhập trung bình và có xu hướng phát triển kinh tế trang trại với số lượng lớn thì việc đảm bảo lợi ích cho cộng đồng là một vấn đề cần được quan tâm. Vì trên thực tế để sản xuất trang trại cần phải tập trung tích tụ ruộng đất, diện tích ao hồ ở một quy mô nhất định và kéo theo đó là những hộ dân khác bị ảnh hưởng diện tích sản xuất nơng nghiệp. Do đó các chủ trang trại khi phát triển sản xuất và tạo ra các nguồn lợi ích thì cần phải chia sẽ một phần lợi ích cho động đồng nhằm tạo hỗ trợ người dân cải thiện đời sống, tạo ra mối liên hệ giữa các chủ trang trại và cộng đồng.
c. Phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với việc sử dụng đất lâu
dài
Nguồn lực đất đai của huyện bị giới hạn trong một diện tích nhất định nhưng nhu cầu của xã hỗi ngày càng tăng, do đó cách giải quyết hiệu quả nhất chính là tăng năng suất của cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy một số diện tích có chất đất khơng phù hợp nhưng đã được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, do đó đã gây ra những tác động tiêu cực cho mơi trường vì vậy cần có những biện pháp ngăn chặn và hạn chế nhằm hạn chế các tác động và bảo vệ môi trường.
Để hạn chế tác động tới môi trường của việc phát triển kinh tế trang trại cần phải xây dựng xây dựng các chính sách và quy hoạch sử dụng đất ổn định, lâu dài, bên cạnh đó cần phải cấp quyền sử dụng đất cho các trang trại để các trang trại có trách nhiệm, chủ động thường xuyên quan tâm khai thác, bảo vệ và cải thiện độ màu mỡ của đất.
d. Phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường và phát triển đa dạng sinh học
Phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua đã có những đóng góp lớn đối với nền kinh tế nói chung và nền nơng nghiệp nói riêng. Nó góp phần phát triển nền nơng nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và hạn chế tác động đến mơi trường. Vi vậy cần phải có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các trang trại sử dụng các biện pháp sản xuất tiên tiến, khoa học tránh tình trạng sản xuất chạy theo mục tiêu lợi nhuận và lạm dụng quá mức các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích….nhằm tăng năng suất của cây trồng, vật nuôi gây những tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và hệ sinh thái.
Ngồi ra cần phải có những chính sách để đảm bảo sự đa dạng sinh học, bảo vệ những nguồn gen quý hiếm, khuyến khích sử dụng các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường, nuôi dưỡng các loại động vật hoang dã nhằm duy trì, phát triển các nguồn gen, đảm bảo đa dạng sinh học.
e. Phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với việc bảo vệ và phát triển tài ngun rừng
Rừng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ bầu khí quyển trong lành, chống xói mịn và bảo vệ nguồn nước, ngồi ra nó cịn duy trì đa dạng sinh học và cung cấp một số sản phẩm cho con người.
Tuy có tiềm năng phát triển rừng nhưng trong những năm qua do sức ép của dân số ngày càng tăng đã tác động làm diện tích rừng trên địa bàn huyện ngày càng bị thu hẹp. Đây được xem là một trong những ngun nhân chính gây nên tình trạng lũ lụt, hạn hán và sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng trong thời gian qua, làm xói mịn, rửa trơi chất dinh dưỡng trong đất gây ra những tổn thất lớn. Do đó khi xây dựng quy hoạch phát triển trang trại cần chú trọng trong việc phát triển trang trại theo hướng bền vững nhằm hạn chế những tác
động tiêu cực đến tài nguyên rừng và tăng cường tiềm năng phát triển tài nguyên rừng.
f. Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với hiệu quả kinh tế
Trong việc sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như mọi thành phần kinh tế đều luôn chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế, nó thể hiện khả năng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể cũng như chủ trang trại, bên cạnh đó nó cịn quyết định sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói chung.
Khi phát triển kinh tế trang trại cần huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế để tăng thu nhập không những cho chủ trang trại mà cịn cho chính người lao động và xã hội. Hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính của việc xây dựng và phát triển kinh tế trang trại.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Phát triển về mặt số lượng các trang trại
Để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cũng như tiềm năng và lợi thế của địa phương trong thời gian tới cần tạo điều kiện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng sản xuất trang trại, gia tăng số lượng trang trại trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và tổng hợp. Dựa trên những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong thời gian tới địa phương cần thực hiện một số giải pháp như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh công tác cấp quyền sử dụng đất cho các trang trại trên địa bàn để các trang trại yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, qua đó giúp các trang trại có khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn.
- Tăng cường công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho nguồn nhân lực tại chỗ và từng bước giúp người dân thay đổi nhận thức, phương thức canh
tác từ tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa.
- Dựa trên điều kiện thực tế và tiềm năng trong tương lai xác định các loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, từ đó phát triển số lượng và loại hình trang trại phù hợp với từng xã.
- Đối với thị trấn và các xã bao quanh thị trấn: Thị trấn Ea Knốp, Thị trấn Ea Kar, xã Ea Đar, xã Ea Sar, xã Ea Tíh, xã Ea Kmút, xã Cư Ni, xã Xuân Phú tập trung phát triển các trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, các trang trại sản xuất trồng trọt theo hướng thâm canh, ứng dụng cơng nghệ cao sử dụng diện tích đất ít.
- Đối với các xã vùng sâu, vùng xa: Xã Cư Prông, xã Cư Yang, xã Ea Sô, xã Cư Bơng đảm bảo đủ diện tích đất sản xuất, khuyến khích và hỗ trợ hình thành các trang trại trồng trọt, tổng hợp.
- Bên cạnh đó cần tham mưu xây dựng những chính sách hỗ trợ nhằm tại điều kiện cho người dân phát triển sản xuất theo hướng trang trại như: Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ kỹ thuật…
3.2.2. Mở rộng quy mô các nguồn lực
a. Mở rộng quy mơ diện tích đất đai
- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, để tích tụ ruộng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế trang trại.
- Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, ở vùng đông dân hướng vào kinh doanh các loại sản phẩm có giá trị cao, u cầu ít đất, gắn với cơng nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ (làm giống, trồng rau, hoa cây cảnh,…).
trực tiếp sản xuất và quản lý, hướng vào khai thác có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, diện tích mặt nước và đất cịn hoang hố để phát triển sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp hàng hoá.
- Đối với khu vực thị trấn khuyến khích các trang trại sử dụng ít đất như trang trại chăn ni, trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nông trại chế biến nông sản, thực phẩm, thúc ăn gia súc.
- Trang trại mới thành lập được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày đưa vào hoạt động ở địa bàn thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện theo quy định tại điểm c, khoản 4, điều 14 nghị định số 142/2005/NĐ-CP, ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
b. Gia tăng quy mô vốn đầu tư của các trang trại
- Căn cứ vào quy hoạch phát triển trang trại của xã trên địa bàn huyện, tỉnh cần có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, thông tin, cơ sở chế biến.
- Trong vay vốn sản xuất, mức cho vay và thời hạn vay đối với các trang trại cần lớn hơn và thời gian vay từ 3 năm trở lên (vay trung hạn và dài hạn). Các ngân hàng phải trực tiếp tham gia vào công việc tư vấn cho các chủ trang trại, để đảm bảo đầu tư chắc chắn có hiệu quả và thu hồi đúng thời hạn.
- Thực hiện chính sách cho chủ trang trại vay theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền duyệt, lãi suất vốn vay thấp, thời hạn vay theo chu kỳ sản