Mở rộng về chủng loại và chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.2.3. Mở rộng về chủng loại và chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.

a. Phát triển về chủng loại sản phẩm

Chủng loại sản phẩm là một nhóm hàng hóa giống nhau về chức năng, tính chất của nhu cầu tiêu dùng mà sản phẩm hàng hóa được mua để thỏa mãn nó hay về tính chất của các kênh phân phối của chúng.

Sản phẩm mới có vai trị quan trọng đối với thành cơng của q trình sản xuất và kinh doanh của các trang trại. Trên thực tế hiện nay do có nhiều thay đổi về sở thích của người tiêu dùng, tiến bộ khoa học công nghệ làm nảy sinh những yêu cầu mới về sản phẩm và sự cạnh tranh của các trang trại, để tồn tại và phát triển các trang trại khơng có cách nào khác là phải đổi mới trên nhiều phương diện như: Phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, nguồn lực sản xuất, phát triển các loại sản phẩm mới...

Hiện nay các sản phẩm mới của trang trại được chia làm 2 loại là sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối.

Sản phẩm mới tương đối: Sản phẩm đầu tiên của trang trại sản xuất và đem ra thị trường nhưng không mới đối với các trang trại khác và đối với thị trường. Chúng cho phép trang trại mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội sản xuất kinh doanh mới.

Sản phẩm mới tuyệt đối: Là sản phẩm mới đối với cả trang trại và đối với cả thị trường. Lúc này sản phẩm của trang trai được xem là sản phẩm tiên

phong của thị trường đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này.

Phát triển về chủng loại sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Việc phát triển chủng loại sản phẩm có thể được thực hiện theo lên trên, xuống phía dưới hoặc phát triển theo hai phía, vừa lên vừa xuống theo nhiều hướng khác nhau:

- Hồn thiện các sản phẩm hiện có; - Phát triển sản phẩm mới tương đối;

- Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối, bỏ các sản phẩm không sinh lời. b. Phát triển về chất lượng sản phẩm

Nền kinh tế thị trường, với sự tồn tại khách quan của quy luật cạnh tranh đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nước nói chung và người sản xuất nói riêng. Dù muốn hay không người sản xuất cũng đều chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh. Nó địi hỏi người sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải tìm cách thích ứng với thị trường cả về khơng gian và thời gian, cả về chất lượng và số lượng. Cạnh tranh là động cơ buộc người sản xuất phải tìm hiểu các giải pháp nâng các chất lượng sản phẩm hay nói cách khác là phải có một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ. Nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm đó.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng uy tín, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nền sản xuất hàng hố

khơng ngừng phát triển, mức sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về hàng hố ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Trong điều kiện mà giá cả khơng cịn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hồn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa.

Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng tính năng sản phẩm, tuổi thọ, làm tăng khả năng của sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, khắc phục được tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến ngừng trệ sản xuất, thiếu việc làm đời sống khó khăn. Sản xuất sản phẩm chất lượng cao độc đáo, mới lạ, đáp ứng thị hiếu khách hàng sẽ kích thích tăng mạnh nhu cầu đối với sản phẩm tạo điều kiện tiêu thụ nhanh sản phẩm với số lượng lớn, tăng giá trị bán thậm chí có thể giữ vị trí độc quyền đối với sản phẩm mà có ưu thế riêng so với sản phẩm cùng loại. Khi đó sẽ thu được lợi nhuận cao và có điều kiện để ổn định sản xuất, không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm làm cho doanh nghiệp ngày càng có uy tín hơn, sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố sản xuất. Khi sản xuất và lợi nhuận ổn định, các trang trại có điều kiện bảo đảm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho họ, làm cho họ tin tưởng và gắn bó, đóng góp hết sức mình để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giúp trang trại sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.

Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thoả mãn tốt yêu cầu của người tiêu dùng, góp phần cải thiện, nâng đời sống, tăng thu nhập thực tế của dân. Đứng trên góc độ toàn xã hội, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tức là đảm bảo sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn nguyên vật liệu, sức lao động, nguồn vốn

của xã hội, giảm sức gây ô nhiễm môi trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm làm ra không đạt chất lượng sẽ gây khó khăn cho các trang trại và gây thiệt hại cho người tiêu dùng, không những thiệt hại về vật chất mà đơi khi cịn gây thiệt hại về tính mạng. Sự phát triển của trang trại có được nhờ tăng chất lượng sản phẩm, nhờ hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp sẽ làm tăng thu ngân sách cho Nhà nước.

Như vậy ta có thể khẳng định rằng chất lượng sản phẩm có vai trị quyết định đến sự sống còn của trang trại. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nâng cao chất lượng là một biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của trang trại với lợi ích của người tiêu dùng và tồn xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 30)