6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
1.3.2. Điều kiện xã hội
a. Dân số, mật độ dân số
Dân số và mật độ dân số có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong một phạm vi không gian nhất định, khi dân số tăng lên đồng nghĩa với mật độ dân số cũng tăng lên. Ngoài ra dân số được xem là yếu tố quyết định số lượng lao động. Quy mô và cơ cấu lao động chịu sự chi phối của cơ cấu và quy mô của dân số, đối với những quốc gia, các vùng có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có trình độ và được đào tạo thì đây sẽ là động lực mạnh mẽ cho q trình phát triển của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng, trong đó có việc phát triển kinh tế trang trại.
Với lực lượng lao động dồi dào và dân số đơng ngồi việc cung cấp lao động cho các ngành sản xuất thì đây được xem là một lượng cầu lớn, là thị trường tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất từ ngành nông nghiệp cũng như kinh tế trang trại.
Ngoài ra, dân số và mật độ dân số ảnh hưởng không nhỏ trong việc quy hoạch và xây dựng các trang trại sản xuất, vì trên thực tế đối với những vùng, địa phương có mật độ dân số thấp và số lượng dân số ít có thể được xem là những vùng có điều kiện để phát triển kinh tế trang trại.
b. Lao động
Lao động là yếu tố chủ động của quá trình sản xuất. Lao động có vai trị quan trọng trong việc ra những quyết định trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong q trình đó lao động vừa là yếu tố đầu vào quan trọng nhất nhưng cũng là quá trình lao động tiến hành kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất, điều khiển q trình đó và cải tiến hồn thiện phương thức sản xuất.
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế trang trại và vừa là người hưởng lợi ích của sự phát triển đó. Do đó có thể thấy nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển
nơng nghiệp, nguồn lao động tham gia trong nông nghiệp trong những năm qua ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Ngoài số lượng lao động gia tăng qua các năm thì chất lượng lao động là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm vì chất lượng lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển kinh tế trang trại. Trên thực tế việc phát triển kinh tế trang trại không chỉ phụ thuộc vào cơ sở sản xuất được xây dựng trên thực tế - vốn sản xuất mà còn phụ thuộc nhiều vào trình độ, kỹ năng và kiến thức lao động - vốn con người của lao động. Vốn con người của lao động là kết quả của q trình tích lũy về kỹ năng và kiến thức trong cuộc sống sản xuất và đào tạo của xã hội, do đó cần phải nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho lao động để có thể phát triển kinh tế trang trại theo hướng chun mơn hóa, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao khả năng canh tranh trên thị trường.
Hiện nay ở khu vực nông thôn sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất trang trại nói riêng chủ yếu lao động tự tạo ra thu nhập cho gia đình của mình tức là ít có sự trao đổi lao động và tồn tại thị trường lao động làm thuê theo thời vụ. Ngoài ra chất lượng lao động chưa cao, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn làm ảnh hưởng tới năng suất lao động cũng như việc phát triển kinh tế trang trại.
c. Truyền thống, tập quán
Phong tục, tập quán là những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản. Các quy tắc này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tộc người hoặc mang tính khu vực. Với vai trị như vậy, phong tục, tập quán và việc áp dụng phong tục, tập quán trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng có ý nghĩa quan trọng.
Nền nơng nghiệp Việt Nam có truyền thống từ lâu đời và để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động. Trải qua bao thế hệ cha ơng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hình thành truyền thống và tập quán trong sản xuất nông nghiệp và dự báo những hiện tượng tự nhiên. Những kinh nghiệm là bài học quý giá mà người nông dân Việt Nam xưa kia truyền lại cho các thế hệ cháu con tạo thành những tập quán và truyền thống sản xuất, góp phần tích cực và việc phát triển sản xuất trang trại và sản xuất nông nghiệp.