Thực trạng mở rộng liên kết trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN

2.2.4. Thực trạng mở rộng liên kết trong nông nghiệp

Liên kết trong sản xuất được xem là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh. Các trang trại sản xuất đơn lẻ khó có thể làm được điều này, do đó các trang trại phải tổ chức sản xuất theo quy trình chung. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản của các

trang trại được thiết lập trên cơ sở yêu cầu thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên hiện nay quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch của các trang trại còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo, bên cạnh đó chi phí vận chuyển cao đã đội giá thành sản xuất gây ra những khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường và xuất khẩu.

Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động cơ bản và quan trọng đối với mọi ngành sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường vai trò của tiêu thụ càng được đặt lên trên hết, tiêu thụ đóng vai trị quyết định, là tiền đề cho hoạt động sản xuất. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hoạt động sản suất. Tuy nhiên các trang trại trên địa bàn chưa xây đựng được mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mối liên kết ngang giữa các trang trại với nhau để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trường được xem là yếu tố “đẩy” trong mơ hình liên kết .

Vì vậy trong thời gian tới để tăng cường và phát triển mối liên kết giữa trang trại với trang trại, trang trại, hợp tác xã với doanh nghiệp nhằm hình thành nên một mơ hình phát triển ổn định và bền vững cần có liên kết “4 nhà” mà nhà doanh nghiệp là hạt nhân và chính là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi liên kết. Cần tuyên truyền, vận động, giải thích, nâng cao nhận thức của chủ trang trại về lợi ích khi tham gia liên kết sản xuất. Cần có các doanh nghiệp đủ tầm, đủ năng lực và tâm huyết để tham gia vào mơ hình liên kết và rất cần sự đóng góp cơng sức, trí tuệ, kinh nghiệm của các nhà khoa học. Phải có đủ 4 nhà cùng thực hiện liên kết nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các hợp đồng sản xuất. Trong đó, chủ yếu là nhà doanh nghiệp và trang trại cùng thực hiện trong 1 dự án - có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành sản phẩm hạ… của nhà khoa học. Bên cạnh đó, phải có đủ máy móc, kho bãi phục vụ chăm sóc, thu hoạch phù hợp với quy mơ diện tích, sản

lượng của từng cánh đồng liên kết.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế trang trại tại huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)