2.1. Khái quát về giáo dục cấp THCS huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
2.1.4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
2.1.4.1. Số lượng, trình độ, cơ cấu đội ng cán bộ, giáo viên các trường THCS trong huyện Thanh Liêm
Theo báo cáo định k công tác Tổ chức cán bộ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Liêm đến cuối năm học 2018-2019, tổng số Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hiện có 469 người (337 nữ), với tỷ lệ giáo viên 1,96 giáo viên/lớp. Trong đó:
Cán bộ quản lý có 38 người (16 nữ); Giáo viên có 364(266 nữ); Nhân viên có 67 người (55 nữ).
Bảng 2.3: Thống kê trình độ chun mơn, trình độ QLGD, tin học, ngoại ngữ của CBQL, GV năm học 2018-2019
(Ghi chú: Thạc sĩ: Ths; Đại học: ĐH; Cao đẳng: CĐ; Bồi dưỡng: BD; Chứng chỉ CC)
Đội ngũ Tổng số Trình độ chun mơn Trình độ QLGD Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ Ths ĐH CĐ ĐH BD ĐH CĐ CC ĐH Đ C Chứng chỉ A B C CB QL 38 SL 1 37 3 35 38 36 2 % 2,6 97,3 7,9 92,1 100 94,8 5,2 GV 364 SL 5 295 64 22 11 32 176 34 6 56 47 34 % 1,4 81,0 17,6 6,0 3,0 8,8 48,4 9,3 1,6 15,4 12,9 9,3
(Nguồn: Bộ phận Tổ chức cán bộ năm năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT Thanh Liêm)
Từ số liệu ở Bảng 2.3 cho thấy: Có 100 cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn trong đó tỉ lệ trên chuẩn khá cao chiếm 82,4 , khơng có giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ chun mơn. Về trình độ Quản lý giáo dục: Có 3/38 CBQL có trình độ đại học chiếm tỉ lệ khiêm tốn 7,9 , số đơng cịn lại (35/38 CBQL) đều có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Về trình độ tin học: Có 100% CBQL và 60,2 giáo viên trình độ đại hoc, cao đẳng và chứng chỉ tin học đảm bảo quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư 03/2014/TT- BTTTT của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, do đó họ có nhiều thuận lợi trong cơng tác khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và nghiên cứu. Về trình độ ngoại ngữ: Hầu hết CBQL chỉ có chứng chỉ A, B, tỉ lệ giáo viên khơng có trình độ ngoại ngữ khá cao chiếm 62,4 điều này làm hạn chế việc thu thập và tiếp cận với những tri thức mới về khoa học giáo dục và khoa học quản lý.
2.1.4.2. Chất lượng đội ng cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS
Chất lượng CBQL, GV THCS được đánh giá theo Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT ngày 20/872018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Đội ngũ Tổng số Kết quả xếp loại Tốt Khá Đạt Chƣa đạt SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % CBQL 38 16 42,1 20 52,6 2 5,3 0 0 GV 364 165 45,3 188 51,6 9 2,5 1 0,6
(Nguồn: Bộ phận Tổ chức cán bộ năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT Thanh Liêm)
Qua kết quả ở Bảng 2.4 và kết quả nghiên cứu hồ sơ, nhận thấy:
- Về phẩm chất nhà giáo: Phần lớn đội ngũ giáo viên có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo. Ln có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo. Nghiêm túc chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành, có ý thức tổ chức kỷ luật và có trách nhiệm cao trong cơng việc được giao, có ý thức vươn lên để tự khẳng định vị trí của mình trong nhà trường và trong xã hội, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. Có tinh thần đồn kết, có ý thức xây dựng tập thể và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống.
- Về năng lực chuyên mơn nghiệp vụ: Đa số cán bộ giáo viên có năng lực chun mơn đáp ứng nhu cầu giáo dục, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên mơn; biết vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Nhiều cán bộ giáo viên còn hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nhiều giáo viên tích cực, chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; biết triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên cịn một số ít giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới, phương pháp dạy học cũ đã đi vào đường mịn, một số là viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy song có ý thức học tập vươn lên.
Nhìn chung trong năm học 2018-2019 cấp THCS của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện có nhiều bước chuyển tích cực do có điều điện thuận lợi cơ bản, ngành GDĐT huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo. Hệ thống trường lớp công lập tiếp tục được ổn định và phát triển. Cơ sở vật chất các trường tiếp tục được xây mới và mở rộng thêm trong năm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện theo hướng chuẩn hoá cơ sở vật chất trường học. Đội ngũ giáo viên toàn ngành cơ bản đủ cho các trường, khơng có tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng và tỷ lệ giáo viên trên chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ở bậc học đều được nâng lên so với năm học trước. Tỷ lệ huy động học sinh trong các độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch. Công tác phổ cập được các địa phương, các trường quan tâm thực hiện, duy trì tốt thành quả cơng tác phổ cập giáo dục cấp THCS. Tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học đều giảm so năm học trước, các cuộc vận động, các phong trào lớn trong toàn ngành đều được tất cả các trường tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt được hiệu quả tốt. Chất lượng học tập đã đi vào thực chất. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đều được tăng hơn so với năm học trước. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được duy trì thường xun đã góp phần khơng nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của huyện.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn cịn một số hạn chế nhất định như sau:
- Chất lượng thi vào THPT chưa cao.
- Công tác lựa chọn, bồi dưỡng HSG TDTT nhiều trường chưa thực sự quan tâm ; Đội ngũ giáo viên dạy mơn Thể dục cịn thiếu (3 trường).
- Công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở một số trường chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
- CSVC trường học ở một số trường cịn khó khăn, nhất là bàn ghế học sinh hỏng nhiều, không đúng quy cách; Thiết bị dạy học hỏng, thiếu; …
- Đội ngũ giáo viên ở một số trường còn hạn chế về trình độ chun mơn nghiệp vụ, ý chí phấn đấu và rèn luyện chưa thật cao.
- Việc duy trì và phát huy kết quả của một số đơn vị đã đạt trường chuẩn Quốc gia còn hạn chế.
- Công tác quản lý ở một vài đơn vị còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới và sáng tạo, hiệu quả thấp.