Khái niệm bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 35 - 37)

1.3. Bồi dƣỡng năng lực dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM cho giáo viên

1.3.1. Khái niệm bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

1.3.1.1. Khái niệm bồi dưỡng

Cũng như mọi nghành nghề trong xã hội, người giáo viên muốn có trình độ chun mơn, nghiệp vụ nghề nghiệp vững vàng thì ngồi việc được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong q trình đào tạo cịn cần phải thường xuyên liên tục bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực bản thân. Việc BD sẽ giúp hoàn thiện quá trình đào tạo, vừa làm giàu tri thức, kinh nghiệm bản thân GV nói riêng, vừa góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung.

Khái niệm bồi dưỡng được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt cho rằng: “Bồi dưỡng là làm cho khỏe thêm, mạnh thêm” [30].

Theo UNESCO quan niệm về BD: “Đó là q trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ

năng, thái độ để nâng cao NL, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ NL chun mơn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung những kiến thức và kỹ năng đã lạc hậu hoặc còn thiếu ở một cấp học, bậc học, thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [11].

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính Phủ: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [8].

Bồi dưỡng theo nghĩa rộng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn. Theo nghĩa hẹp là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực cụ thể [16].

Tóm lại, bồi dưỡng chính là q trình bổ sung nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đã qua đào tạo đáp ứng được nhiệm vụ được giao trước yêu cầu mới. Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhằm

nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động để họ có thể thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao dưới tác động của khoa học – công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.3.1.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên: là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng theo nội dung các năng lực dạy học cho giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thứ kĩ năng thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho giáo viên đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.

Bồi dưỡng năng lực dạy học có hai hình thức: bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Trong đó bồi dưỡng là hoạt động do các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo tác động đến giáo viên nhằm mục đích nâng cao năng lực dạy học của người giáo viên với những mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện được cụ thể hóa cũng như các cách thức kiểm tra đánh giá để xác định mức độ hiệu quả của quá trình bồi dưỡng . Tự bồi dưỡng là

giáo viên tự tổ chức và thực hiện các hoạt động bằng nỗ lực của chính bản thân với mục đích nâng cao năng lực dạy học với những mục tiêu , nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với bản thân nhằm cập nhật, bổ sung các tri thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm để nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)