Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học theo định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 50)

giáo dục STEM cho giáo viên THCS

1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên là hoạt động thường xuyên, liên tục theo chu kì, dự án mà hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiến hành. Tuy nhiên, bồi dưỡng NLDH cho giáo viên theo định hướng giáo dục STEM hiện nay là một hoạt động bồi dưỡng còn khá mới mẻ mà việc triển khai còn chưa thành một hệ thống thống nhất đồng loạt trong toàn nghành. Giáo dục STEM là xu thế tất yếu của nền giáo dục tiên tiến, hiện đại mà chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cũng đang hướng tới về mục tiêu tổng thể, định hướng nội dung chương trình. Nhà quản lý giáo dục các cấp cần phải thấy tầm quan trọng của giáo dục STEM và thể hiện được vai trò của mình trong quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên theo định hướng giáo dục STEM.

Giáo viên THCS là lực lượng thuộc quản lý trực tiếp của hiệu trưởng và sự chỉ đạo chun mơn của Phịng Giáo dục và Đào tạo. Hiệu trưởng nhà trường là người đóng vai trị cực kì quan trọng trong việc tạo động lực và nhu cầu bồi dưỡng đối với giáo viên đặc biệt là thay đổi phương pháp dạy học định hướng giáo dục STEM. Trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên nhà trường, hiệu trưởng tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên với hình thức BD tập trung cho giáo viên THCS trong tồn huyện. Phịng GDĐT bằng vai trị quản lý của mình lập bản kế hoạch BD chi tiết báo cáo với Sở GDĐT để phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, để hiện thực hóa kế hoạch BD lúc này đòi hỏi nhà quản lý phòng GDĐT cần chuẩn bị thật tốt việc xậy dựng chương trình BD; lực lượng BD và được BD; thời gian, địa điểm BD; các điều kiện phục vụ BD…. Kế đến đòi hỏi năng lực tổ chức, chỉ đạo, đánh giá kết quả

BD. Để làm tốt điều này ngồi vai trị của nhà quản lý phịng GDĐT thì khơng thể thiếu năng lực của hiệu trưởng các trường trong q trình động viên, đơn đốc, theo dõi và quản lý đội ngũ giáo viên tham gia BD của trường mình đạt hiệu quả cao. Tổ chun mơn là nơi mà giáo viên được thường xuyên trao đổi, chia sẻ, thảo luận về kết quả bồi dưỡng, do vậy tổ trưởng chun mơn chính là người thu thập được một cách xác thực các thông tin phản hồi về chương trình và kết quả bồi dưỡng để phản ánh lại với nhà quản lý BD từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong chương trình BD và đánh giá kết quả BD.

Để việc bồi dưỡng NLDH cho giáo viên đi vào áp dụng thực tế thì tổ trưởng chun mơn và hiệu trưởng sẽ đóng vai trị quyết định. Việc kiểm tra, đánh giá, theo dõi kết quả bồi dưỡng của phịng đối với giáo viên chỉ thơng qua một vài đợt kiểm tra báo trước hay đột xuất khó mà thấy được việc bồi dưỡng của tổ chuyên môn cũng như tự BD của bản thân giáo viên. Do vậy, khơng phải phịng GDĐT mà chính hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn mới là những nhà quản lý thường xuyên dự giờ, trao đổi, thảo luận, giúp đỡ, động viên giáo viên sử dụng kiến thức được bồi dưỡng vào các tiết học trên lớp.

1.5.2. Nhóm các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

Nhận thức và nhu cầu BD cho GV là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả bền vững của hoạt động BD. Hoạt động này chỉ thuận lợi khi bản thân người tham gia BD phải nhận thức đúng và có nhu cầu thực sự.

Sự say mê nghề nghiệp của GV sẽ tạo niềm đam mê khi tham gia BD. Từ đó họ cũng sẽ tích cực và chủ động trong việc tự BD, chia sẻ, đóng góp vào việc BD của các đồng nghiệp trong TCM, trong trường và trong diễn đàn chung.

Yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng BD là NL và tinh thần trách nhiệm khi tham gia BD NLDH.

Sự cộng tác, phối hợp giữa các GV, giữa các GV với giảng viên là điều không thể thiếu trong BD NLDH bởi đặc thù của hoạt động này quan trọng nhất là sự hợp tác, kèm cặp lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, sự chỉ bảo, tư vấn của các chuyên gia để tạo nên một đội ngũ vững vàng, tương đối đồng đều.

Ngoài ra, nhận thức, hứng thú và năng lực, kinh nghiệm của học sinh THCS cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết qủa dạy học, bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu của giáo dục cũng đã thay đổi theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực học sinh khá tương đồng với quan điểm giáo dục STEM. Đây là môi trường tốt để các nhà quản lý giáo dục triển khai các chương trình bồi dưỡng giáo viên đặc biệt là bồi dưỡng NLDH cho giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng.

Sự phân cấp quản lý đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. Cần phải phân định rõ vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với vai trò quản lý của các cơ sở giáo dục trong quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên. Việc phân cấp quản lý và tính chịu trách nhiệm của từng cấp quản lý càng rõ ràng, cụ thể thì hiệu quả của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng càng cao.

Về các điều kiện làm việc như phịng học, phịng thí nghiệm các khối cơng trình, sân bãi, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, thư viện, hiện đại... góp phần khơng nhỏ vào việc giúp giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học và hỗ trợ việc phát triển năng lực da học theo chương trình bồi dưỡng. Do vậy hiệu trưởng các nhà trường cần tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho giáo viên phát huy năng lực dạy học của mình, ngồi việc đầu tư vào các khóa tập huấn dành cho giáo viên, mỗi nhà trường cần có cơ chế thi đua khen thưởng, động viên, khích lệ, định hướng chiến lược, xây dựng hướng dẫn các tiêu chuẩn tiêu chí về đánh giá năng lực giáo viên một cách cụ thể, việc sắp xếp bố trí lớp học sao cho trình độ và sĩ số lớp học hợp lý…cũng là những yếu tố có vai trị quan trọng khích lệ tinh thần và định hướng phát triển cho giáo viên một cách thiết thực nhất, tức là tác động đến việc nâng cao ý thức và năng lực của giáo viên.

Kết luận chƣơng 1

NLDH theo định hướng giáo dục STEM được thể hiện ở 05 nhóm NL sau: (1) Năng lực thiết kế dạy học theo chủ đề STEM; (2) Năng lực sử dụng và thiết kế công cụ, chế tạo sản phẩm theo chủ đề STEM; (3) Năng lực tổ chức dạy học theo chủ đề STEM; (4) Năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh theo chủ đề STEM; (5) Năng lực tạo động lực học cho học sinh trong quá trình học theo chủ đề STEM.

Bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV là quá trình bổ sung, phát triển và nâng cao 05 nhóm NLDH kể trên, giúp GV cập nhật, trang bị thêm, trang bị

mới những kiến thức, kĩ năng, về giáo dục STEM làm tăng thêm NL, phẩm chất cho GV đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.

Quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS là quá trình thực hiện các công việc: Tổ chức khảo sát nhu cầu và tạo động lực phát triển năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên; Phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo định hướng giáo dục STEM; Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS; Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, huy động đội ngũ giảng viên tham gia BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV; Chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên; Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM.

Quản lý bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố gồm yếu tố là: Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; Nhóm các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý; Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường quản lý và điều kiện làm việc.

Đây chính là những nội dung lí luận cơ bản làm cơ sở cho việc xem xét thực trạng QL bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV cũng như đề xuất cách giải quyết các vấn đề đặt ra cho công tác QL BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV các trường THCS hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM 2.1. Khái quát về giáo dục cấp THCS huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

2.1.1. Qui mơ trường, lớp

- Tồn huyện Thanh Liêm hiện có 18 trường THCS được liệt kê theo bảng sau:

Bảng 2.1: Liệt kê số trường THCS năm học 2019-2020

STT Trƣờng THCS Thuộc xã/thị trấn Khu vực Hạng trƣờng

1 Thanh Bình Xã Thanh Bình Nơng thơn 3

2 Thanh Hà Xã Thanh Hà Nông thôn 3

3 Thanh Hải Xã Thanh Hải Nông thôn 3

4 Thanh Hương Xã Thanh Hương Nông thôn 3

5 Kiện Khê Thị trấn Kiện Khê Thành thị 3

6 Thanh Lưu Xã Thanh Lưu Nông thôn 3

7 Thanh Nghị Xã Thanh Nghị Nông thôn 3

8 Thanh Nguyên Xã Thanh Nguyên Nông thôn 3

9 Thanh Tâm Xã Thanh Tâm Nông thôn 3

10 Thanh Tân Xã Thanh Tân Nông thôn 3

11 Thanh Phong Xã Thanh Phong Nông thôn 3

12 Thanh Thuỷ Xã Thanh Thủy Nông thôn 3

13 Liêm Cần Xã Liêm Cần Nông thôn 3

14 Liêm Phong Xã Liêm Phong Nông thôn 3

15 Liêm Sơn Xã Liêm Sơn Nông thôn 3

16 Liêm Thuận Xã Liêm Thuận Nông thôn 3

17 Liêm Túc Xã Liêm Túc Nông thôn 3

18 Đ.C. Tráng Xã Thanh Lưu Nông thơn 3

- Năm học 2019-2020, tồn huyện có 189 lớp với 6865 học sinh, trung bình 36,3 học sinh/lớp. Trong đó khối lớp 6 có 49 lớp với 1731 học sinh, khối lớp 7 có 48 lớp với 1796 học sinh, khối lớp 8 có 46 lớp với 1709 học sinh và khối lớp 9 có 46 lớp với 1628 học sinh.

2.1.2. Chất lượng giáo dục

Bảng 2.2: Thống kê kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm cuối năm học 2018-2019 Khối Số HS Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL % SL TL % SL TL % 6 1807 295 16,3 805 44,6 642 35,5 60 3,3 5 0,3 7 1712 310 18,1 705 41,1 609 35,6 78 4,6 10 0,6 8 1650 292 17,7 648 39,3 629 38,1 74 4,5 7 0,4 9 1493 249 16,7 723 48,4 518 34.7 2 0,1 1 0,05 Tổng 6662 1146 17,2 288 1 43,2 239 8 36,0 214 3.2 23 0,4 Khối Số HS Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 6 1807 1601 88,6 197 10.9 9 0,5 0 0 7 1712 1451 84.8 250 14.6 11 0,6 0 0 8 1650 1430 86.7 203 12,3 17 1,0 0 0 9 1493 1227 82.2 188 12.6 78 5,2 0 0 Tổng 6662 5709 85,7 838 12,6 115 1,7 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT Thanh Liêm)

- Kết quả năm học 2018-2019 theo Báo cáo tổng kết cấp THCS năm học 2018- 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Liêm:

+ K thi học sinh giỏi các mơn văn hố lớp 9 cấp tỉnh: Tổng số có 80 em dự thi (8 mơn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh) có 32 em đạt giải (05 giải Nhì, 11 giải Ba và 16 giải Khuyến khích).

+ Cuộc thi học sinh giỏi thể dục thể thao THCS cấp tỉnh: Tổng số có 31 học sinh tham thi điền kinh, bóng bàn, cầu lơng tham gia đạt 12 giải (01 giải nhất; 03 giải nhì; 04 giải Ba; 04 giải khuyến khích). Mơn bóng đá nam đạt giải nhì.

+ Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học: Toàn huyện có 06 dự án của 06 trường dự thi, 05 dự án đạt giải (02 giải Nhì và 01 giải Ba; 02 giải khuyến khích).

+ Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: Có 6/7 giáo viên được cơng nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

+ Kết quả xét tốt nghiệp THCS: Kết quả xét tốt nghiệp THCS năm học 2018-2019 là 1497/1498 học sinh đạt 99,93 .

2.1.3. Về hoạt động dạy và học

Báo cáo tổng kết cấp THCS năm học 2018-2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Liêm đã cơng bố, Phịng đã tổ chức và chỉ đạo tất cả các trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học. Dạy đúng, đủ nội dung chương trình các mơn học do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 (có hướng dẫn bổ sung tại Công văn 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017). Giáo viên thực hiện tốt soạn giảng theo theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thực hiện đầy đủ các nội dung ngoại khoá, các phong trào do ngành phát động, thực hiện tổ chức tốt các k thi, hội thi nghiêm túc và tham dự thi các cấp đạt kết quả cao. Nề nếp sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn định k , sinh hoạt chuyên mơn theo cụm trường ln được duy trì thường xuyên và chất lượng. Các cuộc hội thảo chuyên đề cũng được tổ chức với nội dung phong phú chú trọng vào các vấn đề về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy được đa số giáo viên thực hiện đã đạt được nhiều hiệu quả rõ rệt, 100 giáo viên dạy học ngoại ngữ theo chương trình dạy tiếng Anh hệ 10 năm đều thiết kế, sử dụng giáo án điện tử trong các tiết lên lớp. Phịng học bộ mơn được sử dụng và khai thác hiệu quả, khơng cịn tình trạng giáo viên lên lớp „dạy chay”. Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, cấp huyện thu hút được đông đảo giáo viên tham gia tạo gia khơng khí thi đua dạy tốt duy trì trong cả năm học. Kết quả năm học 2018-2019 toàn huyện có 68 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và có 47 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi.

2.1.4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

2.1.4.1. Số lượng, trình độ, cơ cấu đội ng cán bộ, giáo viên các trường THCS trong huyện Thanh Liêm

Theo báo cáo định k công tác Tổ chức cán bộ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Liêm đến cuối năm học 2018-2019, tổng số Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hiện có 469 người (337 nữ), với tỷ lệ giáo viên 1,96 giáo viên/lớp. Trong đó:

Cán bộ quản lý có 38 người (16 nữ); Giáo viên có 364(266 nữ); Nhân viên có 67 người (55 nữ).

Bảng 2.3: Thống kê trình độ chun mơn, trình độ QLGD, tin học, ngoại ngữ của CBQL, GV năm học 2018-2019

(Ghi chú: Thạc sĩ: Ths; Đại học: ĐH; Cao đẳng: CĐ; Bồi dưỡng: BD; Chứng chỉ CC)

Đội ngũ Tổng số Trình độ chun mơn Trình độ QLGD Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ Ths ĐH CĐ ĐH BD ĐH CĐ CC ĐH Đ C Chứng chỉ A B C CB QL 38 SL 1 37 3 35 38 36 2 % 2,6 97,3 7,9 92,1 100 94,8 5,2 GV 364 SL 5 295 64 22 11 32 176 34 6 56 47 34 % 1,4 81,0 17,6 6,0 3,0 8,8 48,4 9,3 1,6 15,4 12,9 9,3

(Nguồn: Bộ phận Tổ chức cán bộ năm năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT Thanh Liêm)

Từ số liệu ở Bảng 2.3 cho thấy: Có 100 cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)