Những thách thức và điều kiện mới trong bồi dưỡng năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 37 - 39)

1.3. Bồi dƣỡng năng lực dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM cho giáo viên

1.3.2. Những thách thức và điều kiện mới trong bồi dưỡng năng lực dạy học

hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS

1.3.2.1. Đổi mới tiếp cận mục tiêu dạy học và giáo dục

Đối với giáo dục phổ thông, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản tào diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:

“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hồn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thơng nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng” [1].

Để thực hiện được mục tiêu này, đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh (tư duy kỹ thuật, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình…). Ngồi ra, nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực liên kết và vận dụng kiến thức của các môn học đặc biệt là các môn học STEM. Như vậy, việc bồi dưỡng cho giáo viên năng lực dạy học theo định hướng STEM đảm bảo được mục tiêu của giáo dục STEM tức là đã tiếp cận được với mục tiêu của giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29 đặt ra nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam trong bối cảnh mới.

1.3.2.2. Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thơng và dạy học liên mơn

hóa Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương khóa XI. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thơng nhấn mạnh đến việc phát triển cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng của các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hố và cách mạng cơng nghiệp mới cũng là mục tiêu quan trọng mà Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 hướng tới. Nội dung chương trình được chú trọng xây dựng theo hướng tích hợp liên môn đặc biệt là mơn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) tạo cơ hội cho học sinh tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập, đồng thời phát huy khả năng liên kết và vận dụng sáng tạo kiến thức trong các chủ đề học tập. Ngoài ra, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cịn định hướng các mơn học: Tốn, Khoa học tực nhiên, Công nghệ, Tin học thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Đây vừa là quan điểm xây dựng chương trình nhằm thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vừa là một trong những xu hướng giáo dục được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như đang rất được quan tâm ở Việt Nam. Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, đặt ra những thách thức không hề nhỏ đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải giải bài toán về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là năng lực dạy học theo định hướng STEM

1.3.2.3. Thay đổi môi trường/điều kiện bồi dưỡng giáo viên

Khác với cách dạy học truyền thống, dạy học theo định hướng STEM đòi hỏi giáo viên phải có năng lực thiết kế dạy học chủ đề giáo dục STEM, tổ chức dạy học theo chủ đề STEM và kiểm tra đánh giá học sinh theo chủ đề giáo dục STEM, ngồi ra địi hỏi giáo viên phải có khả năng thiết kế và sử dụng các công cụ trong gia công, chế tạo và lắp ráp các sản phẩm thực hành, có kiến thức vững vàng ở các mơn học STEM… Do vậy, cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo định hướng STEM, đặc biệt là môi trường, điều kiện bồi dưỡng. Ở Việt Nam chưa có Chương trình dạy học STEM, mà chỉ là định hướng dưới dạng mở, linh hoạt và không tường minh. Do đó về khía cạnh mơi trường BD cần phải hết sức linh hoạt trong việc tạo ra các môi trường giúp giáo viên tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau rồi NLDH theo định hướng

giáo dục STEM từ các nguồn như sách, báo, tài liệu, internet hoặc BD thông qua các cuộc hội thảo; BD trong môi trường sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn cấp trường, cụm trường; BD trực tiếp dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia theo một chương trình được tổ chức bài bản…Về khía cạnh các điều kiện cho BD, trước tiên cần khảo sát được nhu cầu BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM của giáo viên; Biên soạn tài liệu BD theo hướng tự học, tự nghiên cứu; Đổi mới phương pháp BD; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động BD; Đảm bảo tốt các điều kiện khác (địa điểm, thiết bị, kinh phí, đội ngũ báo cáo viên, tài liệu, phương tiện học tập, nghiên cứu…); Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc BD.

1.3.2.4. Đổi mới cách đánh giá, đãi ngộ, sử dụng giáo viên

Việc đánh giá giáo viên hiện nay dựa trên quy định về chuẩn nghề nghiệp, giáo viên THCS được đánh giá theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong Thơng tư 20 có quy định về năng lực dạy học của giáo viên theo chương trình hiện hành, tuy nhiên với những yêu cầu đáp ứng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM thì nội dung đánh giá chuẩn năng lực dạy học cần phải thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần phải đổi mới các chính sách đãi ngộ và sử dụng giáo viên sao cho hợp lý nhằm tạo động lực mạnh mẽ để giáo viên tích cực BD, tự BD NLDH của mình theo định hướng giáo dục STEM đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)