Đánh giá chung về thực trạng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 105)

2.7.1. Những mặt đã đạt được

- Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thơng, hoạt động BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV tại các nhà trường đã được quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý từ Bộ

GD&ĐT đến CBQL các nhà trường nói chung và các trường THCS huyện Thanh Liêm nói riêng.

- Được sự chỉ đạo và hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo về hoạt động BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM, từ năm học 2018-2019 các trường THCS huyện Thanh Liêm đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của nhà trường.

- Các trường tích cực tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền địa phương, Phịng Giáo dục và Đào tạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiết bị DH tạo điều kiện các tổ/nhóm chun mơn, các GV ở trường THCS trong huyện thực hiện các hoạt động BDGV thực hành kết quả BD tại trường, cụm trường.

- CBQL làm tốt công tác truyền thông tới đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường về Nghị quyết 29, Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 trong các cuộc họp, sinh hoạt tổ chuyên môn. GV nắm bắt được những yêu cầu của việc đổi mới giáo dục trong đó có về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học dạy học để tự đánh giá năng lực bản thân từ đó xác định nhu cầu BDNLDH.

- Các trường cũng chủ động trong việc xây dựng chương trình BD cũng như thu thập thông tin phản hồi về kết quả sau bồi dưỡng để kịp thời điều chỉnh chương trình bồi dưỡng đảm bảo phù hợp, hiệu quả. Ngồi ra, các trường cịn tăng cường mua sắm, cung cấp, trang bị sách, báo tài liệu để GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao NLDH theo định hướng STEM.

2.7.2. Những hạn chế còn tồn tại

thực sự xuất phát từ nhu cầu của GV và CBQL nên chưa phát huy được hứng thú, tích cực của đa số học viên. Nôi dung BD về NL tổ chức các câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm định hướng STEM; NL sử dụng dụng cụ thiết kế các sản phẩm theo chủ đề STEM chưa được chú trọng thường xuyên. Hình thức chủ yếu là BD trực tiếp, theo nhóm nhiều khi cịn mang tính hình thức. Phương pháp BD chưa coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của học viên. Việc mời đội ngũ giảng viên, chuyên gia về giáo dục STEM tham gia vào lực lượng BD cũng ít được chú ý. Ngồi ra, việc thiếu các cơ chế động viên khuyến khích học viên tích cực tham gia BD cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng BD còn nhiều hạn chế

- Việc quản lý lập kế hoạch BDNLDH theo định hướng STEM cho GV cịn mang tính chủ quan thiếu tính khả thi do quy trình xây dựng kế hoạch chưa chặt chẽ. Việc tổ chức, chỉ đạo chưa bám sát mục tiêu, thiếu quyết liệt, đặc biệt việc kiểm tra, đánh giá kết quả BD chưa được quan tâm; việc động viên, hỗ trợ học viên có kết quả BD tốt cũng chưa được chú ý nên người học có tâm lý ỷ lại, thụ động, tiếp thu nội dung BD một chiều. Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển nhưng chưa khai thác hiệu quả vận dụng vào công tác BD. Những hạn chế trên khiến cho việc BD đã không đáp ứng được mục tiêu đề ra cũng như yêu cầu về xây dựng một đội ngũ GV và CBQL về cơ bản có phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề, ln có nguyện vọng phấn đấu vươn lên trong chuyên môn, nghiệp vụ. Những hạn chế trên là hệ quả của việc kéo dài thói quen và cách làm cũ của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung; nhiều quy định mới của cấp trên chưa được cấp dưới chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt, cụ thể cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng địa phương, đơn vị; việc tăng cường phân cấp cho cấp dưới và thực hiện quyền tự chủ của nhà trường, giáo viên cần có thêm thời gian để tăng cường năng lực thực hiện của cơ quan được phân cấp, của nhà trường và của giáo viên cũng như cần phải nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kịp thời của cấp trên trong quá trình thực hiện phân cấp và giao quyền tự chủ. Những thành công và hạn chế, cũng như những nguyên nhân của các thực trạng trên đã là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

2.7.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng

GV đối với việc thực hiện nhiệm vụ BD để không ngừng nâng cao NL chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, năng lực lãnh đạo, quản lý của CBQL trong môi trường phát triển liên tục và bền vững của cả hệ thống và mỗi nhà trường.

- Coi trọng hình thức tự BD NLDH, tự nghiên cứu tài liệu, sách báo, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tự BD qua công việc hàng ngày cho GV và CBQL.

- Xây dựng mỗi nhà trường, mỗi TCM trở thành một đơn vị học tập, biết học hỏi theo phương châm “học thày không tày học bạn”, nhà giáo là những người gương mẫu về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập. Chủ động, tích cực phối hợp tốt với các trường trên địa bàn, các cơ sở đào tạo trong việc tạo môi trường tự học, tự bồi dưỡng, xây dựng, triển khai kế hoạch BD với hình thức và phương thức phù hợp, đảm bảo bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả

- Thiết kế chương trình và nội dung BDNLDH theo định hướng giáo dục STEM một cách khoa học, thiết thực, mang tính thực tiễn cao nhằm phục vụ yêu cầu của đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.

- Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên phong phú về giáo dục STEM, dạy học định hướng giáo dục STEM trên các diễn đàn mạng, trên trang web “Trường học kết nối” để triển khai thực hiện các hoạt động BD NNLDH cho GV và CBQL.

- Kết hợp hình thức tập huấn qua mạng internet với tập trung theo kế hoạch của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo để trong cùng một thời điểm có thể BD cho một số lượng lớn người học, đặc biệt, người học được trực tiếp tương tác, trao đổi, thảo luận, đặt ra những vấn đề vướng mắc với giảng viên thông qua hệ thống đường truyền internet. Việc sử dụng phương thức BD tập trung chỉ dành cho những vấn đề mới, khó, những nội dung yêu cầu về thực hành PP, kỹ thuật dạy học. Xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng dưới dạng: tài liệu bản in, bài giảng bản word, bài giảng PowerPoint, Video clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi đáp...

- Tăng cường hình thức BD thơng qua các hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn tại trường hoặc cụm trường. Bổ sung trang thiết bị phục vụ cho hoạt động in ấn tài liệu, sản xuất học liệu, bồi dưỡng trực tuyến, tạo diễn đàn, website bồi dưỡng qua mạng internet.

- Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán làm lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia vào quả trình bồi dưỡng tại trường và tham gia tư vấn giúp đỡ các trường trong huyện về công tác BD cho GV.

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân khi thành lập ban chỉ đạo BDNLDH cho GV. Tăng cường các biện pháp, quy định về khen thưởng, kỉ luật, động viên khuyến khích CBQL, GV và học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động BD của nhà trường.

- Hiệu trưởng phải là người gương mẫu, đi đầu trong việc tự bồi dưỡng và đổi mới hình thức, PP BD để nâng cao năng lực bản thân. Tạo điều kiện cử giáo viên tham gia các khóa tập huấn cốt cán được triệu tập của cấp trên, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, các cá nhân trong quá trình bồi dưỡng tai trường và tổ chun mơn.

Kết luận chƣơng 2

Qua kết quả khảo sát và số liệu thống kê thực trạng NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV THCS huyện Thanh Liêm cho thấy kết quả khá khả quan về mặt nhận thức tầm quan trọng của các nhóm NLDH, đa số đều cho điểm đánh giá khá cao. Tuy nhiên, tần suất và kết quả thực hiện các NLDH thì cịn khá khiêm tốn đặc biệt việc thực hiện dạy học chủ đề STEM ở tất cả các nhóm NL chỉ có kết quả trung bình, một bộ phận khơng nhỏ giáo viên thậm chí chưa bao giờ thực hiện.

Về hoạt động BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM, thực trạng khảo sát các CBQL, GV ở 10 trường THCS huyện Thanh Liêm cũng cho thấy dấu hiệu tích cực trong nhận thức của các nhà giáo khi đánh giá cao tầm quan trọng của công tác này. Thế nhưng tần suất thực hiện hoạt động BD được đánh giá chưa cao, mức độ thường xuyên chỉ đạt khá đặc biệt là khâu xác định nhu cầu BD chưa được chú trọng và có phần hời hợt.

Ở vấn đề quản lý BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV, thực trạng khảo sát được xem xét trên 3 tiêu chí đánh giá đó là mức độ nhận thức, tần suất thực hiện và kết quả thực hiện cho thấy sự lúng túng của các trường về vấn đề này. Đa số đều có nhận thức tốt về sự cần thiết và tầm quan trọng về các nội dung quản lý BD NLDH, tuy nhiên việc thực hiện các nội dung quản lý chưa được thường xuyên, có phần yếu kém trong khâu quy hoạch đối tượng quản lý, chưa có các biện háp tư vấn, giám sát, hỗ trợ

giáo viên cụ thể, chưa tạo ra mơi trường văn hóa đủ mạnh để thúc đẩy và động viên GV tự giác BD cũng như tự BD dẫn đến những hạn chế về kết quả thực hiện BD cho GV.

Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý BD cũng chưa được chú trọng và quan tâm xem xét dẫn đến những tác động không nhỏ lên kết quả BD NLDH theo định hướng STEM cho GV THCS. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đề tài tiếp tục tìm những biện pháp khoa học quản lí hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLDH theo định hướng STEM cho GV các trường THCS góp phần nâng chất lượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG GIÁO DỤC STEM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu về đổi mới giáo dục phổ thông và mục tiêu quản lý của nhà trường quản lý của nhà trường

Việc đề xuất các biện pháp QL đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải tập trung vào việc nâng cao NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên ở các trường THCS huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Hoạt động BD cho GV phải bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông, thể hiện đúng đường lối quan điểm giáo dục của Đảng – Nhà nước. Chú trọng chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV của các nhà trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công việc, mang đến sự tự tin cho CBQL, GV sẵn sàng cho đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa, liên tục

Thực tế, trong quản lý hoạt động BDNLDH ở mỗi trường có những cách quản lý hay, sáng tạo, mang những nét đặc trưng văn hóa riêng. Chính vì vậy, việc kế thừa các phương thức BDGV đã được các trường khác áp dụng có hiệu quả sẽ giúp công việc quản lý khơng mất nhiều thời gian tìm kiếm, mị mẫm hướng đi. Đảm bảo tính kế thừa các biện pháp QL BDGV đã được thực hiện thành cơng là việc làm vừa mang tính biện chứng, vừa mang tính thực tiễn và rất cần thiết trong QL trường học. Hoạt động NLDH theo định hướng giáo dục STEM phải được liên tục triển khai. Chương trình bồi dưỡng cần có sự cải tiến thường xuyên nhằm đem lại chất lượng trong hoạt động dạy và học ở nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động BDNLDH phải xây dựng dựa trên các thông tin cơ bản và các chỉ số rõ ràng phản ánh thực trạng về NLDH, về BD NLDH, về quản lý BD NLDH như đã trình bày ở chương 2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng về xây dựng nội dun, chương trình BD phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận được trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội Việt Nam thời hội nhập quốc tế. Đồng thời phải bám sát

yêu cầu hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, chú trọng tới yêu cầu phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, thực hành – thí nghiệm và liên hệ vận dụng vào thực tiễn dạy học.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả và khả thi

Nguyên tắc này nhằm tạo dựng trong hoạt động bồi dưỡng một khả năng thay đổi phương hướng. Sự thay đổi này có thể là do có sự thay đổi hoàn cảnh, điều kiện mơi trường, do có những nhiệm vụ và tình huống đột xuất xảy ra. Mỗi nhà trường cần phân tích bối cảnh, nhu cầu và mối quan tâm của GV ở trường mình để đưa ra nội dung cách thức phù hợp “về tuổi tác, hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú học tập” nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng tác động trực tiếp vào hoạt động dạy học. Có như vậy hoạt động bồi dưỡng mới có hiệu quả thiết thực.

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM cho giáo viên THCS huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam dục STEM cho giáo viên THCS huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

3.2.1. Tổ chức khảo sát nhu cầu và quy hoạch đối tượng tham gia bồi dưỡng về giáo dục STEM với thời gian phù hợp dục STEM với thời gian phù hợp

3.2.1.1. Mục đích

- Nắm bắt được thực trạng về NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV và nhu cầu BD về NLDH theo định hướng giáo dục STEM của GV làm căn cứ cho việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thiết thực, khả thi, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GV và nhà trường theo yêu cầu của đổi mới giáo dục.

- Làm cho việc quản lý hoạt động BD NLDH cho GV thực hiện đảm bảo đúng nội dung mang tính cấp thiết, có định hướng và theo một kế hoạch cụ thể.

3.2.1.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

a) Phổ biến các yêu cầu về NLDH theo định hướng giáo dục STEM

+ Lãnh đạo các trường THCS cần truyền thơng tới tồn thể CBQL, GV nhà trường về chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Đặc biệt, nhấn mạnh việc thay đổi mạnh mẽ về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất.

+ Một trong những thay đổi cơ bản về phương pháp dạy học đó là tăng cường dạy học tích hợp kết hợp với dạy học phân hóa mà giáo dục định hướng STEM là một phưng

thức dạy học tích hợp đang là xu hướng được các nước phát triển trên thế giới quan tâm áp dụng.

+ Nắm vững và phổ biến những yêu cầu về NLDH theo định hướng giáo dục STEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)