Cả 5 biện pháp đề xuất được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn các trường THCS huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Để đảm bảo hoạt động quản lý BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho GV THCS đạt hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp trên. Mỗi biện pháp có vị trí vai trị khác nhau, thể hiện sự độc lập tương đối nhưng giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả của biện pháp này sẽ quyết định sự thành công của các biện pháp khác, tất cả tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Sự vận hành hệ thống
các biện pháp như thế nào cho tối ưu còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ quản lý và sự vận dụng phù hợp với bối cảnh nhà trường. Sự sắp xếp, ưu tiên về thứ tự thực hiện các biện pháp cần linh hoạt vận dụng trong từng điều kiện cụ thể ở mỗi giai đoạn khác nhau của mỗi trường. Vì vậy, Sự vận dụng phối hợp các biện pháp khơng chỉ mang tính kỹ thuật mà nó cịn thể hiện yếu tố nghệ thuật trong đó. Nhà quản lý giáo dục cần nắm chắc điểm yêu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức của trường để vận hành hệ thống biện pháp quản lý linh hoạt, sáng tạo nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và hạn chế nguy cơ để đạt được hiệu quả mục đích quản lý BD mong đợi.
Có thể mơ hình hóa mối quan hệ giữa các biện pháp qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đề xuất