Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 25 - 27)

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên

Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 về chương trình BDTX GV THCS. Chương trình được ban hành kèm theo thông tư này đã xác định cụ thể mục đích, đối tượng, nội dung chương trình BDGV THCS[4]. Trong quá trình triển khai, để tạo điều kiện thuận lợi cho các Sở Giáo dục và Đào tạo và đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3) theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 [7] của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý đăng tải 206 modun bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông để các đơn vị, cá nhân tải về làm tài liệu sử dụng. Mới nhất là Thơng tư 17/2019/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xun giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành ngày 01/11/2019. Theo đó, Quy chế mới đã xác định các hình thức BD như hướng dẫn tự học, thực hành, giải đáp các vấn đề khó, học tập từ xa. Đặc biệt, việc BDTX bằng tự học cho GV kết hợp với các SHCM, tại TCM của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường đã được chú trọng. Ngoài ra, mỗi giáo viên được đăng kí một tài khoản cá nhân trên wedsite “Trường học kết nối” của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tham gia các đợt tập huấn, BDTX trực tuyến hoặc các hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn.

Tác giả Lục Thị Nga (2005) [20] đã đề xuất thực hiện đồng bộ một số biện pháp QL BD nghiệp vụ cho GV như: Xây dựng cơ chế QL chỉ đạo; QL tốt việc tự BD của GV; đề ra chuẩn định mức cho GV phấn đấu; nâng cao chất lượng hoạt động các TCM; kiểm tra

đánh giá việc thực hiện hoạt động BD. Tác giả Hồng Quốc Vinh, (2011) đã nêu cụ thể cơng tác QL: Thành lập Ban chỉ đạo công tác BD của ngành; đề ra quy trình xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm rõ đến từng đơn vị và mỗi cá nhân; xây dựng nội dung đào tạo, BD [28].

Tác giả Nguyễn Ngọc Hợi, Thái Văn Thành cho rằng việc đánh giá chất lượng BDGV được xây dựng thành cả qui trình [18], cần phối hợp giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của các cấp QLGD. Các tác giả cũng xác định phải sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực, tu theo kết quả xếp loại mà đề ra các yêu cầu khác nhau với GV để động viên, tạo được động lực cho họ tiếp tục phấn đấu. Phạm Quang Huân [19] cho rằng việc GV hiểu rõ và duy trì ý thức tổ chức kỉ luật, hình thành thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả BD có nghĩa là biểu hiện của tr nh độ tự QL. Tổ chức đánh giá và tự đánh giá bằng nhiều h nh thức: qua SHCM ở trường, qua các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ, qua việc xem xét các hoạt động giáo dục, giảng dạy, hồ sơ tài liệu và kết quả công việc.

Tác giả Hoàng Quốc Vinh (2011) cho rằng những căn cứ để xây dựng kế hoạch BDGV phải dựa vào các chỉ thị, kế hoạch BD của cơ quan cấp tỉnh và kế hoạch đào tạo, BD của cơ quan QLGD cấp trên và ngân sách mà cấp trên dành cho công tác đào tạo BD[28].

Về việc tổ chức BD, tác giả Trần Thị Hải Yến [29] cho rằng về tổ chức thì lực lượng tham gia BDGV nên là các giảng viên của trường đại học, là GV cốt cán tại các TCM và đề xuất cần mạnh dạn phân cơng nhiệm vụ dìu dắt đồng nghiệp của những GV đó để tạo nên một đội ngũ GV tương đối đồng đều về NLDH ở trường.

Theo Nguyễn Hồng Chương, hình thức BD ngồi nhà trường như đào tạo trên chuẩn, tham quan học tập mơ hình trường bạn…phải được diễn ra theo biên chế năm học; Với hình thức BD tại chỗ thì dựa vào các nội dung sẽ có những thời điểm BD thích hợp vào thời gian chuẩn bị cho năm học mới và đầu học k II hay tổ chức thường xuyên trong năm học [9].

Nhiều dự án ODA, dự án của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) về giáo dục ở Việt Nam đã có những nghiên cứu và trình bày các kinh nghiệm BD GV ở một số nước trên thế giới. Đó là những tài liệu có giá trị, có thể vận dụng vào công tác BDGV ở Việt Nam một cách linh hoạt tùy theo từng trường, từng địa phương.

Nhìn tổng thể, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến quản lý bồi dưỡng năng lưc dạy học cho giáo viên theo định hướng giáo dục STEM ở các

trường THCS một cách có hệ thống và đầy đủ nhất. Vì vậy, luận văn cho rằng việc bồi dưỡng năng lưc dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường THCS huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là cần thiết, nó góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong các nhà trường, đáp ứng được yêu cầu giáo dục cấp THCS của tỉnh Hà Nam nói chung và mục tiêu giáo duc THCS huyện Thanh Liêm nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)