Quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 39 - 45)

1.3. Bồi dƣỡng năng lực dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM cho giáo viên

1.3.3. Quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM

giáo viên THCS

Xã hội ngày càng phát triển thì tri thức mà con người sáng tạo ra càng nhiều địi hỏi con người phải khơng ngừng cập nhật kiến thức để bổ sung cho mình và đáp ứng cho yêu cầu của công việc. Ngày nay việc bồi dưỡng giáo viên không chỉ do các nhà quản lý hoạch định và chỉ đạo, mà mỗi giáo viên cũng phải tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ theo nhịp độ phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà Luật giáo dục cũng nêu rất rõ nhiệm vụ của nhà giáo: “Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”.

Giáo dục STEM đang là xu hướng của các quốc gia phát triển trên thế giới. Việt Nam đang trong q trình đổi mới căn bản tồn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đưa giáo dục STEM vào định hướng đổi mới là xu hướng tất yếu. Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018, giáo dục STEM đã được chú trọng thông qua các biểu hiện:

- Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 có các mơn học STEM. Đó là các mơn Tốn học; Khoa học tự nhiên; Cơng nghệ; Tin học.

- Vị trí, vai trị của của mơn Tin học và Cơng nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được nâng cao rõ rệt. Điều này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng giáo dục STEM mà còn là sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục phổ thông trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Các chủ đề STEM trong chương trình mơn học tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản như các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Tin học và Công nghệ (ở tiểu học), môn Khoa học tự nhiên (ở trung học cơ sở); Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục nêu trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể phù hợp với giáo dục STEM ở cấp độ dạy học tích hợp theo chủ đề liên mơn, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Các chuyên đề dạy học về giáo dục STEM ở lớp 11, 12 dự kiến là các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có các hoạt động nghiên cứu STEM; Tính mở của chương trình cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thơng qua chương trình địa phương, kế hoạch giáo dục nhà trường; qua những chương trình, hoạt động STEM được triển khai, tổ chức thông qua hoạt động xã hội hóa giáo dục.

- Đối với chương trình giáo dục mơn cơng nghệ trong chương trình mới, cụ thể về định hướng, mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục Công nghệ là theo định hướng STEM. Theo đó, sẽ dự kiến xây dựng các chủ đề STEM trong: Mạch thủ công kỹ thuật (Tiểu học); Mạch thiết kế kỹ thuật (THCS); Mô đun tự chọn (lớp 9); Mạch thiết kế và công nghệ (THPT); Cụm chuyên đề học tập tích hợp (THPT).

Như vậy, định hướng giáo dục STEM là phương thức dạy học đang rất được các nhà giáo dục chú trọng triển khai. Ngay từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho thử nghiệm một số trường ở Hà Nội, thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phịng, Quảng

Ninh, Nam Định bước đầu đã có được những thành cơng nhất định. Tuy nhiên, một trong những khó khăn hiện nay để có thể triển khai nhân rộng đó là năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy đáp ứng yêu cầu dạy học định hướng giáo dục STEM. Bồi dưỡng NLDH cho giáo viên nói chung, giáo viên THCS nói riêng theo định hướng giáo dục STEM cần phải được các nhà quản lý giáo dục quan tâm thích đáng và phải có kế hoạch mang tính thực tiễn cao hơn.

Để làm được điều này thì quá trình BD NLDH theo định hướng giáo dục STEM phải được thể hiện qua các nội dung sau:

1.3.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS

Với quan điểm dạy học chuyển từ trang bị kiến thức sang dạy học định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học hiện nay thi khơng chỉ chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mà ngay cả chương trình hiện hành cũng địi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Ngoài các chương trình tập huấn, BDTX theo định kì, giáo viên cịn phải tích cực chủ động trong việc học tập bồi dưỡng thông qua dự giờ, sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn, khơng gian “Trường học kết nối” trên internet… Đặc biệt, trong khoảng vài năm trở lại đây, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa dạy học giáo dục định hướng STEM vào triển ở một số trường, cùng với sức nóng đang ngày càng lan rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet… đã kích thích sự tị mị, tìm hiểu về STEM, giáo dục STEM trong một bộ phận khơng nhỏ đội ngũ giáo viên trong đó có rất nhiều giáo viên THCS. Sự ưu việt mà phương pháp dạy học định hướng STEM đem lại, cùng với việc đổi mới trong định hướng giáo dục mà nghành giáo dục đang quyết liệt triển khai khá tương đồng với mục tiêu mà định hướng giáo dục STEM đưa ra càng khiến các nhà quản lý giáo dục cũng như giáo viên quan tâm hơn bao giờ hết, và nhu cầu được hiểu biết, được bồi dưỡng về giáo dục STEM đang ngày càng tăng lên theo cấp số nhân.

1.3.3.2. Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS

Mục tiêu là nhằm nâng cao năng lực dạy học theo định hướng STEM của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh mới. Cụ

thể, bồi dưỡng cho giáo viên THCS nhận thức đúng về giáo dục STEM, mục tiêu của giáo dục STEM, phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM và các điều kiện để thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM đạt hiệu quả.

1.3.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS

Việc xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS là khâu quan trọng nhất trong quá toàn bộ quá trình bồi dưỡng. Tu theo hoàn cảnh thực tế, thời gian, chất lượng đội ngũ và quan điểm của nhà quản lý mà nội dung bồi dưỡng có thể khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo các nội dung sau:

- Khái niệm về STEM, về giáo dục STEM;

- Đôi nét về giáo dục STEM trên thế giới và ở Việt Nam;

- Mục tiêu của giáo dục STEM ở các nước trên thế giới và định hướng giáo dục STEM ở Việt Nam;

- NL thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề giáo dục STEM; - NL kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng giáo dục STEM.

- NL sử dụng công cụ, thiết kế và chế tạo các sản phẩm theo chủ đề STEM

- NL tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giá dục STEM;

- NL tạo động lực cho học sinh khi học các chủ đề STEM

1.3.3.4. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS

Thường có ba hình thức bồi dưỡng giáo viên phổ biến là:

- Bồi dưỡng tại chỗ: Tức là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà giáo viên đang công tác (bồi dưỡng thơng qua sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn);

- Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khóa hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng giáo viên hoặc theo cụm trường (bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn trong hè, trong năm học, các lớp hội thảo, tham quan thực tế);

- Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện, công nghệ thông tin và để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ (bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng; Các diễn

đàn trên trang mạng internet; Đài phát thanh, truyền hình; Các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng);

- Ngồi những hình thức trên, hiện nay, bồi dưỡng thông qua việc tự học của cán bộ giáo viên (tự học, tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp).

Quan trọng nhất vẫn là phương thức tự bồi dưỡng. Vấn đề tự học, tự đào tạo đang được coi là phương châm giáo dục “Học thường xuyên, học suốt đời”, “Học, học nữa, học mãi” xây dựng một “Xã hội học tập”. Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy học, yếu tố nội lực trong dạy học là tự học, yếu tố nội lực trong BD là tự BD. Cơng tác BD có đạt hiệu quả hay khơng chủ yếu do giáo viên quyết định, nó phụ thuộc vào ý thức tự BD của giáo viên. Tuy nhiên, nếu chỉ tự BD thơi thì chưa đủ mà phải biết kết hợp cùng giúp đỡ nhau học tập, học theo nhóm để học lẫn nhau, học từ học sinh thông qua thông tin phản hồi. Trong bồi dưỡng cũng như trong dạy học, việc tự học, tự bồi dưỡng (yếu tố nội lực) chỉ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của thầy, của tổ chức (yếu tố ngoại lực) và có sự tác động đúng hướng của quản lý.

1.3.3.5. Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS

Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh mới hiện nay mà có rất nhiều phương pháp nhằm bồi dưỡng NLDH theo định hướng giáo dục STEM cho đội ngũ giáo viên đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Ở phạm vi này có thể đề cập đến một số phương pháp thường sử dụng là:

- Phương pháp thuyết trình;

- Phương pháp chuyên gia: mời những người có hiểu biết sâu về giáo dục STEM giảng dạy, báo cáo;

- Phương pháp bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn như: + Phương pháp dự giờ;

+ Phương pháp sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn; + Phương pháp tham quan học tập kinh nghiệm; + Phương pháp tham gia các tổ chức hội thảo.

- Phương pháp bồi dưỡng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: + Qua đài phát thanh; truyền hình

+ Qua băng hình, đĩa CD, VCD; + Qua báo chí; Internet.

- Phương pháp tự học: Xu thế chung của thời đại và kinh nghiệm công tác bồi dưỡng những năm qua Việt Nam đã khẳng định bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên phải lấy tự học làm chủ yếu. Điều này cho thấy bất kể người giáo viên nào cũng đều có khả năng tự học nếu như hiểu thấu đáo nhiệm vụ và nội dung bồi dưỡng, có đầy đủ điều kiện tối thiểu để học tập. Tự học là hình thức rất thú vị để khích lệ sự học tập độc lập và học suốt đời. Đối với giáo viên, những người đã được đào tạo sư phạm, có trình độ học vấn nhất định thì hình thức học mà do tự mình điều khiển thường sâu sắc hơn và lâu dài hơn là hình thức học tập do người khác điều khiển.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và đòi hỏi những điều kiện thực hiện khác nhau. Vì thế tu theo điều kiện thực tế ở mỗi đơn vị, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn những phương pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phù hợp. Điều cốt lõi bồi dưỡng phải là nhu cầu của mỗi giáo viên thì cơng tác bồi dưỡng mới có hiệu quả thực sự.

1.3.3.6. Điều kiện phục vụ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên THCS

Để việc bồi dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao thì các yếu tố phục vụ cho bồi dưỡng và tự bồi dưỡng góp phần khá quan trọng. Giáo dục định hướng STEM trang bị cho học sinh kiến thức chủ yếu dựa trên hoạt động thực hành và chế tao sản phẩm từ đó học sinh nắm rõ bản chất các khái niệm, định lý, định luật cũng như nguyên lý hoạt động và quy trình tạo ra sản phẩm. Chính vì vậy, trong q trình bồi dưỡng giáo viên thì việc tổ chuecs cho giáo viên học tập dưới dạng thực hành thiết kế, chế tao sản phẩm theo các chủ đề STEM được xây dựng sẽ chiếm nhiều thời gian hơn cả. Do đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị của phịng học bồi dưỡng cần đảm bảo phục vụ và đáp ứng tốt các yêu cầu của modun bồi dưỡng. Thời gian và địa điểm bồi dưỡng cũng cần được tính tốn sao cho hợp lý và thuận lợi nhất cho giáo viên tham gia được đầy đủ. Ngoài ra, kinh phí dành cho hhoatj động bồi dưỡng là điều kiện không thể thiếu nhằm hỗ trợ cho giáo viên tham gia bồi dưỡng từ đó tạo động lực thúc đẩy sự nhiệt tình, nỗ lực của giáo viên cũng như các chuyên gia trong quá trình bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)