6. Kết cấu luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố khách quan
Môi trường pháp lý là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngay từ khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh thì cơng ty đã phải đăng ký kinh doanh với nhà nước và cam kết tuân thủ theo các quy định của nhà nước. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cũng nêu rõ ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký sẽ tiến hành kinh doanh. Hiện nay, môi trường pháp lý của doanh nghiệp có thể hiểu là những quy định, quy trình, yêu cầu, ngưỡng chất lượng mà doanh nghiệp phải thực hiện được ban hành trong các luật, văn bản dưới luật, công văn,… Đây được coi là hành lang pháp lý mà doanh nghiệp phải tuân theo. Những việc doanh nghiệp được làm và những việc doanh nghiệp khơng được làm. Chính vì vậy, trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cơng ty cần tìm hiểu để thực hiện đúng quy trình. Trên thực tế, mơi trường pháp lý ln ln được nhà nước quan tâm, cải thiện để tạo điều kiện hết sức cho các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra của cải cho xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập khi có những trường hợp các văn bản luật và văn bản dưới luật không đồng nhất khiến các công ty, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện. Hay một số những quy định đã cũ, không phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế hiện tại nhưng vẫn chưa được đổi mới kịp thời vơ hình chung đã tạo ra những rào cản cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Bên cạnh những vấn đề tạo điều kiện cho các cơng ty thì nhà nước cũng có những văn bản luật đề cập đến vấn đề thuế, phí – nghĩa vụ của các công ty phải thực hiện với nhà nước. Tất cả những yếu tố kể trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Mơi trường chính trị, văn hóa – xã hội
Mơi trường chính trị được là một yếu tố rất quan trọng có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Rủi ro về chính trị được coi là rủi ro hệ thống. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đâu tư, các doanh nghiệp phải ln ln tìm hiểu, nhận biết được sự thay đổi của chính trị để có những chiến lược kinh doanh dài hạn, ổn định.
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa – xã hội cũng vơ cùng quan trọng. Văn hóa – xã hội là những gì liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngàyycủa mỗi người dân. Để có thể có doanh thu, việc đầu tiên là sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mà văn hóa – xã hội sẽ định hướng nhu cầu, cách tiếp cận sản phẩm của mỗi người tiêu dùng. Ở mỗi vùng miền, khu vực khác nhau thì văn hóa – xã hội sẽ khác nhau. Các doanh nghiệp cần nắm bắt và tận dụng yếu tố này thật tốt để có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.3.1.3. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn này, khi chúng ta đang tích cực hiến hành hội nhập nền kinh tế quốc tế thì khái niệm mơi trường kinh tế không chỉ dừng lại ở phạm vi kinh tế của quốc gia mà sẽ phải nói đến mơi trường kinh tế của thế giới, của các nước trong khu vực và các nước đối tác đặc biệt. Môi trường kinh tế sẽ đặt ra yêu cầu với các doanh nghiệp phải có chính sách, chiến lược phù hợp để có thể thích nghi và tồn tại cùng nó. Với sự thay đổi của kinh tế, khơng chỉ có các doanh nghiệp phải thích ứng phải thay đổi mà cả Nhà nước cũng phải dựa vào tình hình biến động, thay đổi của mơi trường kinh tế để có các chính sách điều tiết, quản lý phù hợp.
1.3.1.4. Môi trường thông tin
Thông tin là yếu tố quan trọng bậc nhất để các nhà quản trị có thể ra quyết định để điều hành doanh nghiệp. Chính vì thế, khi có được thơng tin chính xác, nhanh thì các quyết định của nhà quản trị sẽ có hiệu quả cao. Trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay, bất kỳ một lĩnh vực nào, một khâu nào cũng có rất nhiều thơng tin liên quan, tuy nhiên không phải thông tin nào cũng chính xác và cũng có thể dùng được. Chính vì thế, cơng đoạn xử lý thông tin cũng vô cùng quan trọng. Đối với các doanh nghiệp, có rất nhiều thơng tin cần quan tâm như thơng tin về chính sách của nhà nước, thơng tin của đối thủ cạnh tranh, thông tin thị trường, thông tin của các nhà đầu tư,…
Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả cần có kỹ năng xử lý thơng tin thật tốt.
1.3.1.5. Môi trường quốc tế
Trong giai đoạn quốc gia đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, đồng thời cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và chúng ta đang tham gia một cách rất tích cực như hiện nay thì mơi trường quốc tế là một trong những nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến sự biến động hay ổn định của phạm vi quốc gia nữa mà phải xem xét, tìm hiểu động thái về chính trị, về chính sách tiền tệ của của các quốc gia khác. Nếu như có chiến tranh thương mại hoặc mâu thuẫn kinh tế xảy ra giữa các quốc gia trong khu vực hoặc giữa các quốc gia với nhau đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế, có sức ảnh hưởng lớn thì sẽ tác động gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Với mỗi doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh được điều hành bởi các nhà quản trị hay được gọi là bộ máy quản trị. Những người trong bộ máy quản trị của cơng ty đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc định hướng phát triển, dắt lái doanh nghiệp đi qua khó khăn để đạt được thành công. Nếu bộ máy quản trị của doanh nghiệp tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ, phòng ngừa được các rủi ro và nhận định thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn giúp công ty phát triển bền vững. Khơng chỉ dừng lại ở đó, bộ máy quản trị cịn có nhiệm vụ gắn kết các thành viên của công ty, giúp mọi người phát huy được hết sở trường của cá nhân để phục vụ cho mục đích chung của doanh nghiệp. Việc lựa chọn, tuyển chọn những cá nhân có năng lực, có tầm nhìn vào vị quản trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là việc sắp xếp các bộ phận của doanh nghiệp theo định hướng của ban quản trị. Việc sắp xếp khoa học, đúng đắn sẽ
giúp các doanh nghiệp phát huy được tối đa tiềm năng của từng phòng ban, giúp các phòng ban, bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và khơng bị chồng chéo bởi các nhiệm vụ khác. Bên cạnh đó, việc sắp xếp, cơ caasu hợp lý cũng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về thời gian và chi phí tài chính để vận hành bộ máy của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Nhân tố lao động
Người lao động là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến người lao động. Bên cạnh việc tuyển dụng những người có tâm, có tài cho doanh nghiệp, công ty cần tạo điều kiện môi trường để người lao động yên tâm lao động. Song song với đó, doanh nghiệp tích cực mở các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động. Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp làm ăn kém hiệu quả là sự thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của nhà quản trị doanh nghiệp khơng biết khai thác và lãng phí về cả nguồn nhân lực và vật lực.
Ngàyynay hàm lượng khoa học kĩ thuật kết tinh trong sản phẩm ngàyycàng cao địi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để đáp ứng nhu cầu, điều này phần nào cũng nói lên sự quan trọng của nhân tố lao động. Doanh nghiệp cần có những biện pháp để quản lý thật tốt giúp khai thác tối đa tiềm lực của người lao động, để mỗi người lao động đều coi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai để cống hiến, chia sẻ.
1.3.2.3. Nhân tố về vốn
Vốn là nhân tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần có vốn. Bên cạnh đó, trong q trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần có lượng vốn lưu động để bổ sung cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục.
Quy mô vốn của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn tài trợ cho những hoạt động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều
phương pháp, hình thức, cơ chế khác nhau để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt và lâu dài. Như vậy một cấu trúc vốn an toàn, ổn định, hợp lý, linh hoạt sẽ mang lại sự phát triển năng động và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Cấu trúc vốn là sự kết hợp nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ ngắn hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả.
Mức độ tiếp cận vốn:
- Tiếp cận vốn từ nội tại doanh nghiệp: huy động nguồn vốn chủ sở hữu. - Tiếp cận vốn từ thị trường tài chính: huy động vốn từ bên ngồi doanh nghiệp, từ các trung gian tài chính, từ thị trường vốn, thông qua thị trường chứng khốn, thơng qua quỹ đầu tư mạo hiểm….
1.3.2.4. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật tác động trực tiếp đến năng suất lao động, chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất là vấn đề rất quan trọng với doanh nghiệp. Để có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và có thể cạnh tranh với các đối thủ, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh