6. Kết cấu luận văn
1.4 Dự báo tài chính
1.4.2. Phương pháp sử dụng trong dự báo tài chính
Để dự báo các chỉ tiêu tài chính, các nhà phân tích có thể dựa vào kết quả đạt được trong quá khứ kết hợp với điều kiện hiện tại và những nhận định về môi trường hoạt động trong tương lai để dự báo hoặc có thể trên cơ sở điều kiện hiện tại gắn với năng lực hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai để dự báo.
Phương pháp dựa vào quá khứ: là phương pháp đi ngược về quá khứ để
nghiên cứu những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đã diễn ra theo thời gian nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này được biểu diễn thành phương trình gọi là phương trình hồi quy mà dựa vào đó, các nhà quản lý có thể dự báo được trị số của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động trong tương lai.
Phương pháp dựa vào giả thiết tương lai: là phương pháp dự báo các chỉ
tiêu phản ánh kết quả hoạt động sẽ đạt được trong tương lai dựa trên những sự kiện được biết trước một cách chắc chắn hoặc các giả thiết đặt ra phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp về năng lực sản xuất hoặc thị trường.
Trong dự báo các chỉ tiêu tài chính, có thể sử dụng các phương pháp trên để dự báo doanh thu thuần đạt được trong tương lai. Sau khi dự báo được doanh thu thuần dựa trên mối quan hệ giữa doanh thu thuần với các chỉ tiêu tài chính để xác định trị số của những chỉ tiêu này. Để đảm bảo độ chính xác và kịp thời, việc dự báo các báo cáo tài chính cần phải tiến hành theo một tuần tự nhất định. Có nhiều phương pháp thực hiện dự báo tài chính, tuy nhiên trong phạm vi luận văn tác giả chỉ đề cập đến phương pháp dự báo báo cáo tài chính thơng qua tỷ lệ phần trăm so với doanh thu thuần. Phương pháp dự báo này được thực hiện qua 3 bước sau:
+ Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với doanh thu
các nhà phân tích sẽ tiến hành xem xét phân định thành các nhóm khác nhau: nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần, những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi. Để đảm bảo độ chính xác của việc phân loại các chỉ tiêu tài chính, cần phải sử dụng số liệu của nhiều kỳ kinh doanh trước đó.
+ Bước 2: Xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính: trên cơ sở doanh thu
thuần dự báo và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần, nhà phân tích tiến hành xác định trị số của các chỉ tiêu đó.
+ Bước 3: Xác định nhu cầu vốn bổ sung thừa hoặc thiếu: ứng với mức
doanh thu thuần khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động mức vốn tương ứng để cân bằng giữa nhu cầu đầu tư và quy mô hoạt động. Doanh nghiệp cần xác định lượng vốn thừa hoặc thiếu này để có biện pháp sử dụng và huy động vốn hợp lý.