Khái niệm dự báo tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 42 - 46)

6. Kết cấu luận văn

1.4 Dự báo tài chính

1.4.1 Khái niệm dự báo tài chính

Dự báo báo cáo tài chính là q trình thiết lập các chỉ tiêu dự đoán cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai dưới dạng định lượng hoặc tường minh, nhằm định hướng và kiểm chứng cho tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một tương lai xác định. (Ngơ Thế Chi,

2009, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, trang 311)

Mục tiêu dự báo báo cáo tài chính: Giúp các chủ thể quản lý tài chính

hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc lập dự báo tài chính thể hiện ở những khía cạnh:

+ Giúp doanh nghiệp định hướng, đặt mục tiêu cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời cung cấp cơ sở để phân tích, đánh giá, kiểm chứng hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo các mục tiêu đã đặt ra, đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính, duy trì và cải thiện sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp.

+ Giúp cho người lãnh đạo, nhà quản trị doanh nghiệp thấy được triển vọng tài chính của doanh nghiệp, xác định được rõ mục tiêu tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian xác định. Từ đó cân nhắc tính khả thi, hiệu quả của các quyết định đầu tư hay tài trợ.

+ Là công cụ giúp người lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt việc điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn hết là chủ động ứng phó với các biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

+ Là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý nhận định chính xác về doanh nghiệp cùng những thuận lợi, khó khăn và mơi trường kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

+ Giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhà cung cấp tín dụng… đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, đề ra các quyết định phù hợp, có hiệu quả

Quy trình dự báo tài chính

Trong phạm vi bài luận văn, tác giả lựa chọn dự báo tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Theo phương pháp này, quy trình dự báo tài chính được thực hiện qua năm bước:

Sơ đồ 1.1: Quy trình dự báo tài chính

Nguồn: Nguyễn Năng Phúc (2013)

Bước 1: Xác định tốc độ tăng trưởng doanh thu

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng doanh thu ở các kỳ trước/giai đoạn trước, kết hợp với việc phân tích các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình chung của nền kinh tế cùng triển vọng phát triển của ngành để xác định tốc độ tăng trưởng doanh thu cho các kỳ tiếp theo.

Cơng thức tính tốc độ tăng trưởng giai đoạn: 𝑑𝐷𝑇 = ( √𝐷𝑇𝑛

𝐷𝑇1

𝑛−1

𝑥 100) − 100 Trong đó:

 dDT: Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn năm 1 đến năm n;

 DTn: Doanh thu năm n;  DT1: Doanh thu năm 1;

 n - 1: Số năm trong giai đoạn tính tốn.

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu

Ở bước này, người phân tích cần xác định và tính tốn tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu/khoản mục biến đổi theo doanh thu.

Dự báo doanh thu Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh Dự báo Bảng cân đối kế toán và nhu cầu vốn bổ sung Điều chỉnh dự báo

Đối với các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD: Giá vốn hàng bán, CPBH và CPQLDN là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu.

Đối với BCĐKT: Hầu hết các khoản mục ngắn hạn là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu. Điển hình là phải thu khách hàng, HTK và phải trả người bán. Ngoài ra, các khoản mục tiền, phải trả người lao động hay chi phí phải trả cũng có thể dự đốn theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

Bước 3: Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh

Căn cứ vào doanh thu dự báo ở bước 1 và tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu giá vốn hàng bán, CPBH và CPQLDN ở bước 2, ta tiến hàng lập BCKQKD dự báo.

Bước 4: Dự báo Bảng cân đối kế toán và nhu cầu vốn bổ sung

Căn cứ vào doanh thu dự báo ở bước 1 và tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu ở bước 2, ta tiến hành lập BCĐKT dự báo.

Từ đó, ta tính ra được nhu cầu vốn bổ sung theo công thức:

Bước 5: Điều chỉnh dự báo

Khi đã tính tốn được nhu cầu vốn bổ sung, căn cứ vào tình hình thực tế doanh nghiệp có mong muốn hoặc có khả năng huy động được số vốn bổ sung hay không để điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo đã đưa ra.

Sau khi hoàn thành 2 bản kế hoạch tài chính cần thực hiện một số nội dung công việc:

- Kiểm tra lại Báo cáo dự báo: Xem xét bản dự báo này có đảm bảo mục tiêu đề ra của doanh nghiệp hay không. Nếu chưa phù hợp cần chỉnh sửa một số yếu tố để đảm bảo yêu cầu này, bằng cách:

+ Xem xét khả năng giảm chi phí kinh doanh;

+ Xem xét chính sách tín dụng thương mại để tăng cơ hội rút ngắn kỳ thu tiền;

- Đưa thêm kịch bản nếu cần: Đặt ra các giả định kinh tế và đưa ra những kịch bản khác về tốc độ tăng trưởng doanh thu để xây dựng thêm các dự báo tài chính giúp nhà quản trị doanh nghiệp ứng phó linh hoạt hơn trước những thay đổi không thể lường trước trong tương lai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)