Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 95 - 101)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

3.2.1.1. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với tài chính của cơng ty

Trong giai đoạn tiếp theo công ty tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, nghiên cứu để đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện để bán điện vào các khu công nghiệp lớn đang xây dựng trên địa bàn thì các nhà quản lý phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn của Cơng ty đứng trên góc độ quản lý nguồn vốn là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ và VCSH. Sự kết hợp hài hòa giữa nợ và VCSH nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, lợi ích cơ bản khi Cơng ty xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý:

- Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn

- Tạo sự ổn định cấp điện cho khách hàng cao nhất, phát triển mở rộng lưới điện, tăng giá trị tài sản công ty, tạo được niềm tin đối với các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước. Thuận hơn cho Cơng ty trong huy động vốn khi cần thiết.

- Tận dụng tích cực địn bẩy tài chính, đảm bảo mối quan hệ hài hịa giữa khả năng sinh lời và rủi ro cho chủ sở hữu Công ty.

- Cơ cấu tài chính đảm bảo tính ổn định và linh hoạt

Dùng phương pháp tính chỉ số chi phí vốn bình qn (WACC - Weighted Average Cost of Capital) để xác định cơ cấu vốn tối ưu cho Công ty. Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn hợp lý là cơ cấu có chỉ số WACC nhỏ nhất (có so sánh với mức trung bình trong ngành)

Đối với các Công ty điện lực lớn như Công ty Điện lực Nghệ An thường được giao nhiệm vụ chủ đầu tư điện lực và các dự án điện lưới quy mô hạng lớn, với thời gian xây dựng kéo dài. Vì vậy vốn sản xuất của các Công ty thường bị ứ đọng lâu trong các khối lượng thi công dở dang, dẫn đến việc dễ gặp các rủi ro về vốn theo thời gian.

Do đó, Cơng ty phải đưa ra các quyết định tài trợ vốn bằng nguồn Nợ phải trả hay Vốn chủ sở hữu một cách hợp lý nhất sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đồng thời hạn chế được các rủi ro sẽ nảy sinh trong giai đoạn này.

Khi xây dựng cơ cấu vốn tối ưu theo mơ hình trên địi hỏi Cơng ty phải xác định đầy đủ, chính xác các dữ liệu đầu vào như thông tin về lãi suất, chi phí vốn chủ sở hữu,... và thận trọng trong việc đánh giá các kết quả tính tốn để từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất về cơ cấu vốn tối ưu.

3.2.1.2. Tăng cường huy động và sử dụng vốn có hiệu quả

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì việc huy động được vốn là vô cùng quan trọng. Việc tăng vốn chủ sở hữu làm cho năng lực tài chính của cơng ty lành mạnh hơn, nâng cao uy tín đối với các nhà cung cấp và các ngân hàng, do đó cơng ty sẽ được ưu đãi hơn trong thanh toán và vay nợ. Nguồn huy động vốn chủ sở hữu của công ty rất dồi dào do các cô đông tin tưởng vào sự phát triển của công ty trong tương lai, và nếu như khai thác được tối đa nguồn vốn này thì cơng ty sẽ có thuận lợi rất lớn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh mà khơng phải phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngồi.

Bên cạnh đó, với uy tín của mình, cơng ty có thể huy động thêm nguồn vốn vay từ các ngân hàng để làm đa dạng hóa nguồn vốn trong bối cảnh lãi suất ngân hàng ngàyycàng giảm. Sử dụng vốn vay có thể giúp cơng ty nâng cao mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, tận dụng được những lợi thế do sử

dụng vốn vay mang lại như: khoản lợi thuế, giảm chi phí sử dụng vốn. Cụ thể, cơng ty có thể lựa chọn từ các nguồn tài trợ sau:

- Huy động từ lợi nhuận để lại thông qua các quỹ chuyên dùng đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển. Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh, thể hiện sự độc lập và khả năng vững vàng về tài chính của doanh nghiệp. Cơng ty có thể sử dụng nguồn này một cách chủ động mà không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay như vay ngân hàng, vay các tơ chức tín dụng.

- Huy động vốn thông qua quỹ khấu hao cơ bản: Cơng ty có tồn quyền sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết: Đây cũng là xu hướng tích cực, thơng qua q trình liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp vốn kinh doanh, mặt khác tạo cơ hội cho cơng ty hịa nhập với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty, đây là một biện pháp làm giảm sức ép về vốn dài hạn, giảm bớt rủi ro tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên khơng chỉ là một biện pháp gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của cơng ty, mà cịn thúc đẩy họ làm việc tích cực.

Một là, Mở rộng thu hút vốn đầu tư

Huy động vốn nhàn rỗi trong CBCNV trong nội bộ Công ty

Huy động vốn nhàn rỗi là một giải pháp mang lại lợi ích cho cả hai bên, nó giúp giải quyết về vốn trong những trường hợp đột xuất của đơn vị trong việc đẩy nhanh tiến độ thi cơng cơng trình. Nguồn vốn nhàn rỗi huy động trong cơng ty có thể sẽ khơng lớn nhưng cũng góp phần tăng cường khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty đồng thời tạo tiền đề và là cơ sở đảm bảo cho các khoản vốn huy động từ bên ngoài. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả, trước hết cần phải xây dựng các quy định về góp vốn và vay vốn đối với các tổ chức cá nhân, đồng thời phải linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất để kích

thích mọi người tăng cường gởi vào. Nhưng lãi suất tiền gởi nên nằm trong khoảng giữa tiền gởi tiết kiệm và lãi vay ngân hàng. Giả sử gọi:

LTK: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

LVNH: Lãi vay phải trả nếu doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng L: Lãi suất mà công ty phải trả cho cá nhân gởi vào công ty

Lãi suất mà công ty trả cho cá nhân phải nằm trong khoảng: LTK L

LVNH

Tăng cường huy động vốn qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có vai trị hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tư cách là các nhà tài chính trung gian, các tổ chức này thực hiện việc khơi thơng, tích tụ và tập trung vốn trong xã hội với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty Điện lực Nghệ An thì nguồn vốn vay ngân hàng, đặc biệt là các nguồn vốn vay dài hạn và trung hạn cho việc thực hiện các dự án luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn và có ý nghĩa sống cịn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty. Trong điều kiện thị trường vốn nước ta hiện nay đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển thì có thể xác định nguồn vốn vay ngân hàng sẽ là nguồn tài trợ chủ yếu. Vì vậy, đối với hai ngân hàng mà cơng ty hiện đang có quan hệ cần phải tăng cường củng cố mối quan hệ để tranh thủ nâng hạn mức tín dụng. Đồng thời tiến hành mở rộng quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu cơng trình, dự án

Trái phiếu là hình thức vay nợ, trong đó người vay phát hành chứng chỉ vay với lãi suất cố định hoặc thả nổi, đảm bảo thanh tốn một lần hoặc nhiều lần theo hình thức trái phiếu phát hành. Tuy nhiên, một trong những khó khăn đối Cơng ty Điện lực Nghệ An nói riêng và các doanh nghiệp nói chung là khơng có tài sản đảm bảo cho trái phiếu. Để có thể huy động vốn thơng qua hình thức này, tơi xin đề xuất biện pháp như sau:

Phát hành trái phiếu có đảm bảo cho các dự án do cơng ty làm chủ đầu tư bằng cách thơng qua một đại lý lớn có uy tín phát hành ra thị trường trong và ngoài nước một lượng trái phiếu tương đương dưới 50% Tổnggmức đầu tư xây dựng trong dự án đó trong một khoảng thời gian xác định (5 năm hay 10 năm), trái phiếu này cần có quy định rõ ràng về thời hạn trả nợ gốc và lãi định kỳ và được TổnggCông ty Điện lực Miền Bắc bảo lãnh.

Hai là, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Trong thời gian vừa qua công tác quản lý sử dụng vốn có rất nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung hiệu quả vẫn chưa cao, tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn thấp, vốn tồn đọng trong sản phẩm dở dang và bị chiếm dụng vẫn còn lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên cơng ty cần thực hiện tốt các việc sau:

- Tận dụng tối đa việc mua trả chậm, hiện nay cùng với việc phát triển kinh tế thị trường và tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Đây là cơ hội tốt để cơng ty có thể tận dụng, vì trong q trình cạnh tranh để bán được hàng hố thì các nhà cung cấp sẽ phải cạnh tranh với nhau trong việc giảm giá và kéo dài thời hạn thanh toán. Với mỗi loại vật tư cơ bản, công ty lựa chọn từ hai đến ba nhà cung cấp bán trả chậm có thời gian dài nhất và giá cả cạnh tranh nhất luân phiên nhau cung cấp. Như vậy, thời gian thanh tốn sẽ dài thêm và cơng ty sẽ khơng bị ảnh hưởng nhiều nếu có một cơng ty gặp khó khăn trong việc cung cấp. Song song với việc thực hiện phương thức này công ty cần phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình kiểm tra và đánh giá chất lượng vật tư.

- Đối với việc đầu tư tăng năng lực máy móc thiết bị cơng ty cũng có thể sử dụng phương thức mua trả chậm. Vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng chấp nhận giải pháp bán trả chậm 2 đến 3 năm với lãi suất ưu đãi từ 4% - 6%/năm thanh toán bằng ngoại tệ USD, EURO thông qua bảo lãnh của ngân hàng. Nếu công ty áp dụng phương thức này thì có thể đáp ứng được nhu cầu về máy móc thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh mà không phải tăng thêm vốn vay.

- Giảm tối đa việc bị chiếm dụng vốn, nếu cơng nợ thu hồi chậm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của cơng ty, nhất là trong bối cảnh mà phần lớn nguồn vốn của công ty phải đi vay ngân hàng. Nếu thanh toán với ngân hàng khơng đúng hạn sẽ rất khó khăn trong việc vay vốn cho dự án tiếp theo. Thực tế hiện nay tình trạng chậm chễ trong khâu thanh tốn có nhiều ngun nhân. Thứ nhất do nhiều dự án nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước chậm trễ, việc thanh toán phải qua rất nhiều khâu, nhiều cửa, thái độ làm việc của một số nhân viên ở các nơi này nhiều lúc quan liêu, nhũng nhiễu. Thứ hai việc chuẩn bị hồ sơ cho cơng tác nghiệm thu, hồn cơng chưa được tốt, hay bị thiếu sót lúc thì thủ tục này, lúc thì giấy tờ khác phải chờ bổ sung nên dẫn đến chậm trễ kéo dài thời gian thanh tốn. Vì vậy, cơng ty cần phải nắm bắt thật kỹ các thông tin về nguồn vốn, kế hoạch vốn hàng năm của chủ đầu tư. Thực hiện tốt công tác nghiệm thu, thi công xong hạng mục nào thì đề nghị chủ đầu tư cho tiến hành nghiệm thu ngay hạng mục đó để giảm bớt khối lượng dở dang, rút ngắn thời gian từ đó sẽ giúp tăng vịng quay của vốn. Mặt khác, kiến nghị với chủ đầu tư cần đơn giản hóa thủ tục thanh tốn và có biện pháp nghiêm khắc đối với nhân viên quan liêu, nhũng nhiễu.

- Bán các khoản nợ khó địi cho cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. Đây là giải pháp mang tính tình thế khi có những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi trong khi doanh nghiệp đang cần vốn kinh doanh. Khi bán thì cơng ty sẽ phải chịu một số thiệt hại nhưng xét chung về tổnggthể thì vẫn có ích lợi trong việc góp phần làm lành mạnh năng lực tài chính đồng thời cũng thu được một số vốn.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí vật liệu đầu vào, lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, có hình thức khen thưởng xứng đáng cho người có sáng kiến cải tiến kỹ thuật tiết kiệm vật tư nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)