Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 35 - 37)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh khả năng đạt được lợi ích kinh tế cao nhất trong điều kiện giới hạn về nguồn lực của doanh nghiệp. Thông thường, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh người ta tính các chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh mà khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. Công thức xác định như sau:

BEP = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Vốn kinh doanh bình quân 𝑥 100%

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ, doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay

vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Tỷ suất LNTT trên VKD = Lợi nhuận trước thuế

Vốn kinh doanh bình quân 𝑥 100%

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Tổnggtài sản bình quân 𝑥 100%

Chỉ tiêu này cho biết, bình quân 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ, doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý càng cao

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán và được xác định như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân 𝑥 100%

Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này phản ánh tổngghợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính, năng lực hoạch định và thực thi các chính sách tài chính, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ.

Nếu ROE càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng huy động thêm vốn ở thị trường tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình và ngược lại. Tuy nhiên khơng phải lúc nào ROE cao là thuận lợi, bởi vì có thể do tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổnggquy mô vốn của doanh nghiệp là nhỏ do doanh nghiệp đang tận dụng ưu thế của đòn bẩy tài chính. Khi đó rủi ro tài chính của doanh nghiệp là rất cao.

Từ các kết quả tính tốn từng chỉ tiêu trên, ta tiến hành so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua các năm để đánh giá xu hướng biến động của chúng, từ đó đánh giá q trình quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp để có các giải pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

Ngồi ra, người ta có thể phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT):

 Phân tích mối quan hệ giữa ROA và hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, ta có cơng thức sau:

ROA = LNST DTT 𝑥

DTT

Tổnggtài sản bình quân hay

ROA = Tỷ suất LNST trên DTT(ROS)𝑥 Vòng quay vốn kinh doanh  Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE).

ROE = LNST DTT 𝑥 DTT Tổnggtài sản bình quân𝑥 1 1 − Hệ số nợ hay

ROA = Tỷ suất LNST trên DTT 𝑥 Vòng quay vốn kinh doanh 𝑥 1

1 − Hệ số nợ Qua công thức trên, cho thấy 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là:

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí doanh nghiệp.

+ Vịng quay tồn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

+ Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)