Hồn thiện cơng tác phân tích tài chính và kế hoạch hóa tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 104 - 116)

6. Kết cấu luận văn

3.2.3. Hồn thiện cơng tác phân tích tài chính và kế hoạch hóa tài chính

Để cơng tác phân tích tài chính đạt hiệu quả cần lưu ý: Sự đầy đủ và chất lượng thông tin sử dụng Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính bởi một khi thông tin sử dụng không đầy đủ, khơng chính xác, khơng phù hợp thì kết quả mà phân tích đem lại chỉ là hình thức. Thơng tin trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể thấy được năng lực tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở để tham chiếu trong q trình phân tích. Thơng qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thơng tin đầy đủ, chính xác, phù hợp nhưng tập hợp thông tin và xử lý thơng tin để đưa lại kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thơng tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính tốn, găn kết, tạo lập các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thơng tin về điều kiện, hồn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân của những điểm yếu trên. Chính tầm quan

trọng, sự phức tạp của phân tích tài chính địi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chun mơn cao.

Cơng nghệ và phần mềm sử dụng trong phân tích tài chính Cơng tác phân tích tài chính địi hỏi tập hợp số liệu lớn, nhiều nguồn, đòi hỏi khối lượng tính tốn nhiều, có những phép tính phức tạp, phải dự báo chính xác, lưu trữ lượng thơng tin lớn. Chính vì vậy phải có cơng nghệ và phần mềm chuyên dụng sử dụng cho phân tích tài chính mới đáp ứng được tính chính xác, kịp thời nhu cầu về quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế hiện nay.

Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đên chât lượng của phân tích tài chính. Ban lãnh đạo cần hiêu được tầm quan trọng của cơng tác phân tích tài chính từ đó đầu tư kinh phí mua săm thiêt bị công nghệ, bố trí phân cơng đội ngũ nhân viên phân tích, xây dựng các quy trình phân tích khoa học cho nhân viên thực hiện, chỉ đạo sự phối hợp giữa các phịng ban trong việc cung câp thơng tin, hồi âm kêt quả, áp dụng các giải pháp mà việc phân tích đưa ra đê làm tốt hơn q trình phân tích tiêp theo. Cụ thể cơng việc như sau:

Một là quy định vê hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, nội dung, ý nghĩa và phương pháp, thống nhât các loại biêu mẫu báo cáo phân tích, thời hạn, lĩnh vực, phạm vi và nơi nhận báo cáo phân tích.

Hai là Phân công cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm phân tích, thành lập ban phân tích, người phụ trách chính, giám sát hoạt động...

Ba là, quy định thời gian tổ chức hội nghị báo cáo phân tích trong tồn cơng ty (theo tháng, theo q...) nhằm đảm bảo các thơng tin tài chính ln cập nhật.

Đê cơng tác kế hoạch hóa hiệu quả cần làm tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất công tác dự báo

Trước hết là khả năng dự báo phải chính xác và nhât quán. Việc đưa ra các dự báo chính xác hồn tồn là khơng thê, tuy nhiên càng dự báo chính xác càng tốt. Việc dự báo khơng thê được đơn giản hóa xuống thành một bài tập dự báo đơn thuần, ước lượng trung thực và xu hướng phù hợp với các dữ liệu

quá khứ chỉ có một giá trị nhât định. Công tác dự báo phải được dựa vào các nguồn dữ liệu, các phương pháp dự báo khác nhau từ đó đê chỉ ra khuynh hướng phù hợp và lựa chọn.

Thứ hai xác định kế hoạch tài chính tối ưu

Từ các số liệu dự báo, cùng với mục tiêu mong muốn đặt ra, xây dựng các kê hoạch tài chính, lựa chọn một kê hoạch tốt nhât đê sử dụng. Xem xét việc thực hiện kê hoạch tài chính cùng với những diễn biên thực hiện thực tê. Nêu thây xuât hiện những sai lệch giữa thực tê với kê hoạch thì phải có biện pháp để điều chỉnh đảm bảo bám sát kế hoạch, ngược lại nếu kế hoạch đặt ra khơng phù hợp với thực tế thì cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch.

Một trong những vấn đề khơng kém phần quan trọng đó là việc lựa chọn và sử dụng mơ hình kế hoạch hóa tài chính. Hầu hết các mơ hình kế hoạch hóa tài chính là các mơ hình mơ phỏng được thiết kế để dự tính các hiệu ứng của các chiến lược tài chính phương án theo các giả thiết tương ứng về tương lai. Các mơ hình có nhiều loại từ mức độ rất đơn giản đến mức độ rất phức tạp, nhiệm vụ là phải lựa chọn các mơ hình phù hợp để việc lập kế hoạch được hiệu quả.

3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ

3.3.4.1. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Chính sách tuyển dụng: theo nhu cầu và tiêu chuẩn, thống nhất và công khai.

- Chính sách đào tạo: Đào tạo đội ngũ công nhân yêu nghề, đội ngũ quản lý phù hợp, giỏi chuyên mơn, có đạo đức và trung thành với cơng ty. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Ví dụ như đối với cơng nhân trực tiếp sản xuất thì hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi vì họ là những người trực tiếp vận hành máy móc tạo ra sản phẩm. Do máy móc thiết bị ngàyycàng hiện đại hóa cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi theo để phát huy hết tính năng của chúng. Áp dụng chương trình đào tạo đa dạng: nghiệp vụ, công nghệ mới.

- Chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực: Quản lý lao động theo quy định của pháp luật và nội quy, chế độ, chính sách của cơng ty. Xây

dựng mối quan hệ lao động lành mạnh dựa trên cơ sở phát triển các đoàn thể phù hợp văn hóa cơng ty. Quản lý nguồn nhân lực từ các đơn vị đầu mối, phân cấp chặt chẽ và có trách nhiệm. Mô tả công việc, quy định trách nhiệm và quyền hạn đến từng chức danh.

- Chính sách lương, thưởng, chế độ và phúc lợi: Đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên cạnh tranh và tương xứng với các đơn vị cùng ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc cần được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời, công khai và công bằng. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

3.3.4.2. Xây dựng thương hiệu cho công ty

Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý và bàn đến nhiều, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngàyycàng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vơ hình, rất có giá của doanh nghiệp.

Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong mn vàn các hàng hố cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; tạo ra một sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp và ngay cả bản thân doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mà mình tin tưởng. Uy tín cao của thương hiệu sẽ tạo ra sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp và là điều kiện rất quan trọng để sản phẩm đó dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới. Điều đó giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc mở rộng thị trường của mình.

Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng

hoá cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức canh tranh của hàng hố.

Thương hiệu ln là tài sản vơ hình và có giá của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, giá của thương hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổnggtài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Chính những điều đó đã thơi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và phát triển thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, địi hỏi phải có một chiến lược cụ thể, hợp lý tuỳ theo hoàn cảnh và sự sáng tạo, sự táo bạo của từng doanh nghiệp. Để xây dựng một thương hiệu, thì cơng ty cần phải thực hiện trình tự các bước sau đây:

Thứ nhất, định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu. Quá trình

xây dựng thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Vì thế rất cần phải có một chiến lược cụ thể để có thể ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra. Mỗi doanh nghiệp lại có một chiến lược cụ thể khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Kiên trì theo đuổi các mục tiêu trong chiến lược thương hiệu là nguyên tắc cơ bản và nhất quán trong xây dựng thương hiệu. Chiến lược thương hiệu phải nhắm tới thị trường đích của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hố và điều kiện kinh doanh. Vì thế chiến lược thương hiệu ln gắn liền với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược đầu tư và các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt của hàng hoá đến thương hiệu của doanh nghiệp hoặc ngược lại đì từ thương hiệu chung của doanh nghiệp đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hoá. Với chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương hiệu chung (gia đình) hoặc vừa phát triển thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương hiệu chung là cách mà các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn (chiến lược đa

thương hiệu). Đây là một chiến lược táo bạo và địi hỏi kinh phí rất lớn. Ưu điểm rất cơ bản của cách này là khả năng tiếp cận thị trường nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu cá biệt không thành công và phát triển nhanh các thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành công. Lựa chọn phát triển thương hiệu chung (thương hiệu gia đình) là cách đi của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ đi theo hướng này sẽ hạn chế rất nhiều chi phí cho phát triển thương hiệu.

Đối với Công ty Điện lực Nghệ An, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với sản phẩm mang tính đơn chiếc, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng thì nên chọn chiến lược phát triển thương hiệu chung là phù hợp.

Thứ hai, đặt tên thương hiệu, tạo biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan).

Công ty có thể th một cơng ty quảng cáo thiết kế hoặc phát động cuộc thi thiết kế slogan trong tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty để chọn ra sologan hay nhất.

Thứ ba, là bảo vệ thương hiệu. Xây dựng thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu trước hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng, địa bàn có thể bị chiếm dụng,.. và khả năng bảo vệ của pháp luật, để có thể đưa ra các phương án hành động cụ thể. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để bảo vệ thương hiệu. Hiện nay công ty vẫn chưa đăng ký thương hiệu, vì vậy cơng ty cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục để đăng ký càng sớm càng tốt. Để đăng ký thành công thương hiệu, ngay từ khi thiết kế thương hiệu các doanh nghiệp nên tranh thủ ý kiến của các chuyên gia tư vấn, của luật sư để khơng xảy ra tình trạng trùng lặp hoặc tranh chấp. Ở Việt Nam, cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu Công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, sự chủ động và các biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp đóng một vai trị hết sức quan trọng. Việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp then chốt để hạn chế sự thâm nhập và chiếm dụng thương hiệu cũng như sự phát triển của

hàng nhái nhãn hiệu. Các biện pháp xử lý kiên quyết và cứng rắn của doanh nghiệp đối với việc nhái thương hiệu sẽ càng làm cho khách hàng tin tưởng hơn ở doanh nghiệp và chính cái đó đã vơ tình nâng cao vị thế thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu thì cơng tác tun truyền, phổ biến kiến thức tiêu dùng, giúp đỡ cộng đồng và xử lý nhanh chóng các sự cố cũng là những biện rất pháp hữu hiệu.

Một thương hiệu ln phải được chăm sóc, duy trì và phát triển. Duy trì và phát triển thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ thương hiệu. Nội dung của phát triển thương hiệu rất phong phú, tỷ mỷ; bắt đầu từ việc tuyên truyền quảng bá tỉ mỉ cho thương hiệu và hàng hoá trên các phương tiện khác nhau, tiến hành giới thiệu sản phẩm, các chiến lược tiếp thị,... đến tăng cường công tác quan hệ công chúng nhằm tạo ra một mối thiện cảm và chiếm được lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để duy trì và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong chiến lược kinh doanh của mình, hạn chế tới mức tối đa các sai sót và kịp thời khắc phục các sự cố trong quá trình kinh doanh; thường xun rà sốt lại chính sách thương hiệu để bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp với từng thị trường và từng giai đoạn.

Tóm lại, Một thương hiệu thành công sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế hơn, và chính nó tiềm ẩn một giá trị cao. Doanh nghiệp có thể khai thác giá trị của thương hiệu thông qua các hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu, hoặc thông qua các hợp đồng đầu tư và chuyển giao thương hiệu (Franchise). Tuy nhiên việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao thương hiệu cần có sự tư vấn của các luật sư để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế rủi ro. Khai thác triệt để lợi thế từ một thương hiệu sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà cịn góp phần nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Về phía Nhà nước

Nhà nước cần có các văn bản quy phạm pháp luật hồn chỉnh, tạo mơi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong nước

và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; đảm bảo vừa tăng cường công tác quản lý, vừa phù hợp thực tế, giảm bớt thủ tục hành chính tạo điều kiện cho lưu thơng hàng hố thơng thống hơn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính phủ phải có nhiều biện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phân tích và dự báo tài chính của công ty điện lực nghệ an (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)