TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 33 - 34)

™ Tổng cầu trong nền kinh tế mở

Trong mơ hình tổng cầu này, chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương; tức là khu vực xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước để bán ra nước ngoài. Ngược lại, nhập khẩu là những hàng hóa dịch vụ sản xuất ở nước ngoài, được nhân dân trong nước mua vào. Nếu đem giá trị hàng hóa xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa nhập khẩu, ta có khái niệm xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại.

Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại.

Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân. Nhu cầu về xuất khẩu ròng cũng làm tăng tổng nhu cầu của nền kinh tế.

Tổng cầu của nền kinh tế lúc này bằng: AD = C + I + G + X –IM (4.16)

Trong đó, X: Cầu về hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu IM: Cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu Vậy yếu tố nào quyết định nhu cầu về xuất, nhập khẩu?

Với một nền kinh tế như nước ta, nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài. Nhu cầu này chủ yếu không liên quan đến thu nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước. Do vậy, chúng ta coi cầu về hàng xuất khẩu, là độc lập và không đổi so với sản lượng.

X = X (4.16.1)

Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngồi có thể là nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất nội địa hay hàng hóa tiêu dùng của hộ gia đình. Trong cả hai trường hợp, nhập khẩu có thể tăng khi thu nhập và sản lượng trong nước tăng. Ta có:

IM = MPM.Y (4.16.2)

Trong đó, MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên

AD=C+I + G AD=C+I+G+X-IM 45o E1 E2 Chi tiêu Y Y1 Y2 X

Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập (quốc dân) tăng lên một đơn vị, công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu.

Kết hợp (4.16), (4.16.1), (4.16.2) ta thu được đẳng thức tổng cầu trong nền kinh tế mở: AD = C + I + G + X – IM

AD = C+I +G+X +[MPC(1−t)−MPM]Y. (4.17)

Lúc này sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa chúng ta có thể xác định được sản lượng cân bằng:

Yo = .( ) ) 1 ( 1 1 X G I C MPM t MPC + + + + − − (4.18) Hay, Yo = m”. (C+I+G+X)

Trong đó, m” là chỉ số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở

So sánh số nhân trong nền kinh tế đóng (m”), số nhân trong nền kinh tế mở còn phụ thuộc vào MPM, xu hướng nhập khẩu cận biên. Khi xu hướng này càng lớn, số nhân càng nhỏ, điều này cho thấy, hàng hóa nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó ảnh hưởng đến mức việc làm, thất nghiệp trong nước.

Hình trên mơ tả đồ thị của hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở. Đồ thị này có độ dốc nhỏ hơn đồ thị của nền kinh tế đóng vì rằng hệ số góc của nó nhỏ hơn hệ số góc của đường kia một lượng là MPM.

™ Câu hỏi củng cố:

Mô tả các yếu tố trong mơ hình tổng cầu trong nền kinh tế mở

Bài hướng dẫn 4:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)