Ngân hàng Trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GNP, giảm thất nghiệp. Tuỳ đặc điểm kinh tế của mỗi thời kỳ cụ thể, cần phải ưu tiên mục tiêu nào đó. Vì chính sách tiền tệ chỉ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên việc kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Trung ương tập trung vào một trong hai công cụ chủ yếu: Mức cung tiền hoặc lãi suất.
Hình 5.8 cũng có thể dùng để xem xét chính sách tiền tệ. Cân bằng kinh tế ban đầu ở điểm E0. Chính sách tài khóa khơng thay đổi nhưng có sự gia tăng mức cung tiền: Đẩy đường LM đến LM1. Do thu nhập chưa đủ thời gian để thay đổi nên lãi suất lúc đầu tụt xuống từ i0 đến i2. Do lãi suất xuống thấp đã khuyến khích tăng tiêu dùng và đầu tư … dẫn đến tổng cầu và sản lượng tăng dần và theo đó lãi suất cũng tăng lên. Đường IS0 dịch chuyển đến IS1. Cuối cùng, sản lượng cân bằng mới sẽ đạt tại E2 với mức thu nhập Y2 lãi suất i2, tại đó cả hai thị trường cùng đạt sự cân bằng.
Tóm lại, trừ những tình huống đặc biệt (như đang có lạm phát cao…), việc gia tăng cung tiền thực tế sẽ làm tăng sản lượng cân bằng và làm giảm lãi suất cân bằng, và ngược lại nếu thu hẹp cung tiền thực tế sẽ giảm sản lượng và tăng lãi suất cân bằng (chú ý rằng mức cung tiền thực tế vẫn có thể bị suy giảm nhiều ngay cả khi ngân hàng Trung ương khơng có tác động nào đến mức cung tiền danh nghĩa).
Chính sách tiền tệ có thể được tiến hành độc lập với chính sách tài khóa. Khi cần mở rộng kinh doanh sản xuất, tăng cả số lượng doanh nghiệp và quy mô hoạt động của nó có thể thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, tăng mức cung tiền để hạ lãi suất nhằm khuyến khích đầu tư, tiêu dùng…Khi chống lạm phát cao hoặc kiềm chế nó, có thể phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm cung tiền đến mức cần thiết hoặc giữ lãi suất ở mức cao để hạn chế sự mở rộng tiêu dùng hoặc đầu tư…
IS1 Y i2 i0 i1 E1 Y0Y1Y3Y2 E0 E3 E2 IS0 LM1 LM0 i
Trong quản lý, chính sách tiền tệ thường phải theo dõi chặt chẽ sự chuyển biến của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ để xác định những biện pháp, chính sách phù hợp. Ví dụ, khi thị trường hàng hóa có sự biến động, có thể chọn mục tiêu ổn định mức cung tiền là chủ yếu. Lãi suất, do đó, sẽ nhất thời biến động và nhờ đó để điều chỉnh thị trường hàng hóa phát triển tương đối ổn định nhưng cầu tiền có sự biến động, có thể tác động xấu đến trạng thái cân bằng sản lượng, thì có thể lựa chọn mục tiêu ổn định lãi suất…