Chính sách tài khóa trong thực tế

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 35)

Trong thực tế, tác động của chính sách tài khóa bị nhiều hạn chế. Có thể đưa ra những lý do sau:

- Khó tính tốn một cách chính xác liều lượng cần thiết của chính sách. Để tính được liều lượng tăng, giảm chi tiêu và thuế một các chính xác, trước hết cần xác định được các số nhân chi tiêu và thuế trong thực tế. Đã có nhiều mơ hình kinh tế lượng hóa được đưa ra để ước tính số nhân. Nhưng điều khơng may là chúng lại cho các kết quả rất khác nhau. Lý do ẩn nấp đằng sau những bất đồng là do: a) có sự khác nhau về quan điểm, các đánh giá và nhìn nhận khác nhau trước các sự kiện kinh tế. b) Có sự khơng chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế.

- Chính sách tài khóa có độ trễ khá lớn

Độ trễ của chính sách chia làm hai loại: Độ trễ bên trong và độ trễ bên ngoài.

Độ trễ bên trong bao gồm: thời gian thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.

Độ trễ bên ngoài bao gồm: quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng

Với chính sách tài khóa, cả hai độ trễ khá dài, phụ thuộc vào các yếu tố chính trị và cơ cấu tổ chức bộ máy. Chính vì vậy, những quyết định đưa ra khơng đúng lúc có thể làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó.

- Chính sách tài khóa thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội. Thực tế cho thấy, ngoài một số dự án công cộng thực hiện thành công, đa số các dự án tỏ ra kém hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)