- Chi phí do phân bổ sai nguồn lực: Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, các quyết định bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu
PHỤ LỤC Phụ lục
TIẾN BỘ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ
VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ
“Cập nhật chương trình và chiến lược quốc gia 2006-2008 - Việt Nam” Ngân hàng phát triển Châu Á
Các mục tiêu và chỉ tiêu
Thực trạng quốc gia
Mục tiêu 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
Chỉ tiêu 1: Giảm một nửa tỷ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày trong giai đoạn từ 1990 đến 2015
Chỉ tiêu 2: Giảm một nửa tỷ lệ người dân bị thiếu đói trong giai đoạn từ 1990 đến 2015
Mức độ thực hiện: Tỷ lệ người dân sống dưới mức 1USD/ngày giảm từ 50,8% năm 1993 xuống 10,6% năm 2004. Việt Nam đã đặt ra những chỉ tiêu khá tham vọng cho thập kỷ tới: (i) giảm tỷ lệ nghèo xuống 19% vào năm 2010; và (ii) giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,2% năm 2000 xuống 10% năm 2005, sau đó xuống 7% năm 2010.
Việt Nam đã đạt chỉ tiêu giảm một nửa tỷ lệ nghèo trong giai đoạn từ 1990 đến 2015 trước thời hạn khá nhiều. Việt Nam đang trên đà đạt chỉ tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ hộ sống dưới mức nghèo vào năm 2010.
Mức độ thực hiện: Tỷ lệ dân số với khẩu phần ăn dưới mức tối thiểu đã giảm từ hơn 30% năm 1990 xuống 11% năm 2002. Tuy nhiên, lại có một tình trạng đáng buồn đã xuất hiện đó là các cộng đồng thiểu số chiếm tới 41,5% số hộ nghèo lương thực vào năm 2002 so với tỷ lệ trung bình của tồn quốc là 10,9%.
Việt Nam đặt chỉ tiêu xóa đói vào thập kỷ tới và giảm tỷ lệ nghèo lương thực (tiêu thụ dưới 2.100 calo/ngày) xuống dưới 4% vào năm 2010.
Mục tiêu 2: Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học
Chỉ tiêu 3: Đảm bảo cho trẻ em trai cũng như gái, ở khắp mọi nơi hồn thành đầy đủ chương trình giáo dục tiểu học vào năm 2015
Khả thi: Tỷ lệ nhập học tiểu học ròng hiện thời của Việt Nam hiện vào khoảng 92% năm 2002, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính phủ đặt ra các mục tiêu sau:
- Giáo dục cơ bản có chất lượng cho tất cả mọi người vào năm 2010, với việc củng cố phổ cập giáo dục tiểu học (tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học đạt 85-95% vào năm 2010); và
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 (tỷ lệ nhập học là 80% năm 2005 và 90% năm 2010)
Mục tiêu 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ
Chỉ tiêu 4: Phấn đấu xoá bỏ chênh lệch giữa nam và nữ ở bậc tiểu học và trung học vào năm 2005 và ở tất cả các cấp học chậm nhất vào năm
Khả thi: Tỷ lệ học sinh nữ/nam đã giảm từ 99,6% năm 1992 xuống 98,1% năm 2000 ở cấp tiểu học, nhưng lại tăng từ 86,1% lên 93% ở cấp trung học cơ sở. Việt Nam đã gần đạt được cân bằng giới trong nhập học giáo dục tiểu học.
2015 việc mang lại khả năng tiếp cận các dịch vụ giáo dục chính thức có chất lượng và có chi phí hợp lý ngang bằng cho các học sinh nữ. Kế hoạch nhằm mục đích bảo đảm cho tất cả những người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ được tiếp cận các chương trình xóa mù và sau xóa mù có chất lượng, và các cơ hội học cả đời.
Mục tiêu 4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Chỉ tiêu 5: Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong giai đoạn từ 1990 đến 2015
Có thể khơng đạt được: Tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi đã giảm mạnh từ 58 trẻ tử vong/1.000 trẻ còn sống vào năm 1990 xuống 38 trẻ tử vong năm 2002. Để đạt được mục tiêu, tỷ lệ này cần giảm xuống khoảng 19% vào năm 2015.
Mục tiêu 5: Cải thiện sức khỏe sinh sản
Chỉ tiêu 6: Giảm ba phần tư tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ trong giai đoạn từ 1990 đến 2015
Khả thi: Tỷ lệ này đã giảm từ 249ca/100.000 trẻ còn sống vào năm 1990 xuống 165 ca năm 2002, mặc dù độ tin cậy của các con số ước tính khơng chắc chắn.
Trên cơ sở đó, Việt Nam có thể trên đà giảm tỷ lệ này xuống khoảng ¾ , đưa tỷ lệ đó xuống mức 62 người tử vong/100.000 trẻ em vào năm 2015. Chính phủ đặt chỉ tiêu 80/100.000 vào năm 2005, vào 70/100.000 vào năm 2010.
Mục tiêu 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác
Chỉ tiêu 7: Chặn đứng và bắt đầu đẩy lùi tình trạng lan rộng của bệnh dịch HIV/AIDS vào năm 2015
Chỉ tiêu 8: Chặn đứng vào bắt đầu đẩy lùi tình trạng mắc bệnh sốt rét và các bệnh chủ yếu khác vào năm 2015
Đang thực hiện: Nạn dịch HIV/AIDS vẫn chưa được kiểm soát. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người trưởng thành (15-49 tuổi) ước tính chính thức là 0,28% vào cuối năm 2002. Khả năng chặn đứng vào đảo ngược được tình trạng bệnh dịch sẽ phụ thuộc vào việc liệu trong những năm tới Việt Nam có thực hiện được các bước để phịng ngừa có hiệu quả khơng. Mục tiêu của Chính phủ là chặn đứng sự lây lan của HIV/AIDS vào năm 2005 và giảm một nửa tỷ lện nhiễm vào năm 2010.
Từ năm 1991 đến năm 2002, chương trình kiểm sốt sốt rét của Việt Nam đã giảm thành công được 85% số ca sốt rét và tỷ lệ ốm vì sốt rét. Chính phủ đặt chỉ tiêu 200 ca mắc sốt rét/100.000 dân vào 2010
Mục tiêu 7: Đảm bảo bền vững về môi trường
Chỉ tiêu 9: Lồng ghép các nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách chương trình quốc gia và đẩy lùi tình trạng suy giảm tài ngun mơi trường
Đang thực hiện:
- Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam được dự thảo lần đầu tiên vào năm 1991, và hiện Việt Nam cịn có chiến lược môi trường Quốc gia 2001 – 2010 và kế hoạch hành động 2001-2005 - Các công cụ và thể chế pháp lý quan trọng vẫn đang trong quá trình xây dựng. Chương trình nghị sự 21 đã được trình lên Chính phủ nhưng chưa được thơng qua. Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững đang trong q trình tham vấn trước khi trình Chính phủ phê duyệt, và Uỷ ban quốc gia về phát triển bền vững vẫn chưa
Chỉ tiêu 10: Giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận bền vững với nước uống sạch vào năm 2015
Chỉ tiêu 11: Cải thiện đáng kể cuộc sống của ít nhất 100 triệu người ở các khu nhà ổ chuột vào năm 2020.
- Tỷ lệ che phủ rừng tự nhiên tăng từ 27% năm 1990 lên 35,8% năm 2002, mặc dù chất lượng rừng về tổng thể bị suy yếu do nạn phá rừng tự nhiên và mất tính đa dạng sinh học do việc đưa vào các loại thực vật khơng phải bản địa. Chính phủ đặt ra chỉ tiêu tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 43% vào năm 2010.
Khả thi: Năm 2002, 56% dân số được tiếp cận đến nước sạch và được cung cấp nước an toàn so với 48% năm 1990.
Để đạt mục tieu của Chính phủ là 85% người dân có nước an toàn vào 2010 và 100% vào 2020, Việt Nam cần có tốc độ tăng trung bình năm khoảng 3,3% từ nay đến 2010 và 1,5%/năm trong thập kỷ tiếp theo.
Các ước tính gần đây nhất có được cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình sống trong các nhà tạm, kể cả hộ gia đình ở nơng thơn, đã giảm từ 36,5% năm 1993 xuống còn 23,63% năm 2002
Phụ lục 3
Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao vì sao nước ta vẫn nghèo?
HỒ GƯƠM
http://www.baocantho.com.vn/vietnam/kinhte/37416/ Với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm khoảng 7,5% và được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ 2 ở châu Á, trong con mắt nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang nổi lên như một “con rồng” mới trong khu vực. Nhưng... Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo. Trên thực tế, chúng ta chẳng những chưa thu hẹp được khoảng cách đối với các nước trong khu vực, mà cịn có chiều hướng cách xa hơn. Vì sao?