Với chức năng phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài sản tài chính. Trong thực tế chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu,…Khơng phải mọi loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. (thanh khoản)
Tính thanh khoản (Liquidity) của một hàng hóa đó là sự dễ dàng trong q trình chuyển hàng hóa đó sang tiền mặt trong thời gian ngắn nhất và ít rủi ro.
Ta có thể phân chia các loại tiền theo tính chuyển đổi như sau:
Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh tốn cao nhất và được gọi là Mo.
Tiền gửi tài khoản ngân hàng khơng kỳ hạn có thể viết séc,…để thanh tốn cũng là một loại tiền có khả năng thanh tốn cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh tốn có kèm tiền mặt.
Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch (M1) - một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một số quốc gia.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà khơng gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh tốn.
M1 + tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được gọi là M2 vì khả năng thanh tốn tương đối cao của loại tiền này, nên cũng có nhiều nước xác định M2 là đại lượng đo cung tiền chủ yếu.
Ngày nay, sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khốn cơ bản (tín phiếu hoặc kho bạc ngắn hạn…), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh tốn của ngân hàng,...Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh tốn và vì thế, tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng cung tiền M3, M4...
Vậy, mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có thể là M1 hoặc M2...) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh tốn cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân.
Trên giác độ kinh tế vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M1, M2, đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền tệ M tuỳ mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn là M1 và M2 dùng làm đại lượng chính đo mức cung tiền. Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M2. Tỷ lệ M2/GDP là một chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền tệ hóa của một nền kinh tế.
Câu hỏi củng cố:
Mô tả giới hạn của các đại lượng cung tiền M1, M2, M3,…
Bài hướng dẫn 2: