Thị trường lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 54 - 55)

Hình 6.1 mơ tả thị trường lao động bằng các đường cung (Sn) và cầu (Dn) về lao động. 1.1 Đường cầu về lao động (Dn) cho biết các doanh nghiệp kinh doanh cần bao nhiêu lao động tương ứng với mỗi mức tiền công thực tế, trong các điều kiện khác nhau về vốn, tài nguyên… không đổi.

Tiền cơng thực tế biểu thị khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà tiền cơng danh nghĩa có thể mua được, tương ứng với mức giá đã cho. Tiền công thực tế được xác định bằng cách lấy tiền công danh nghĩa chia cho mức giá.

P W

W n

r =

Trong đó: Wr: tiền công thực tế Wn: tiền công danh nghĩa P: mức giá chung

Hình 6.1 Thị trường lao động

Cung và cầu về lao động phụ thuộc vào tiền công thực tế chứ không phụ thuộc vào tiền cơng danh nghĩa. Đường cầu về lao động có độ dốc âm, hàm ý rằng khi tiền công thực tế giảm, cầu về lao động có xu hướng tăng lên. Vì sao vậy?

Các doanh nghiệp có một lượng tài sản cố định xác định. Tài sản này kết hợp với lao động sẽ tạo nên sản phẩm bán trên thị trường hàng hóa. Với một lượng tài sản cố định đã cho thì, theo quy luật thu nhập (năng suất) giảm dần, khi các doanh nghiệp thuê thêm lao động, sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm đi. Vì vậy, cầu về lao động của các doanh nghiệp chỉ tăng thêm chừng nào tiền lương hay tiền công thực tế giảm xuống, để bù vào việc sản phẩm cận biên giảm đi do thuê thêm đơn vị lao động cuối cùng. Trong thực tế, tại một mức lương thực tế bất kỳ, các doanh nghiệp có thể thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm cận biên của lao động giảm bằng mức tiền cơng thực tế. Đó là lý do vì sao đường cầu về lao động lại dốc xuống.

Khi lượng cầu lao động thay đổi do sự thay đổi tiền công thực tế, ta có sự di chuyển trên đường cầu. Khi số lượng tài sản cố định của các doanh nghiệp thay đổi, đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang phải.

1.2. Đường cung về lao động (Sn) có xu hướng dốc lên, hàm ý rằng khi tiền cơng thực tế tăng lên, có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình, tương ứng với mức tiền cơng đó. Tuy vậy, trong chương sau: chương lạm phát và thất nghiệp, chúng ta sẽ thấy số lượng người chấp nhận mức lương thực tế này và sẵn sàng cung ứng lao động của mình cịn khác xa với số lượng người đăng ký trong lực lượng lao động.

Thị trường lao động sẽ cân bằng tại mức tiền công thực tế W0. Ở mức tiền cơng cân bằng đó, số lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê bằng số lao động mà các hộ gia đình

Sn Dn W0 N0 N W thực tế Lao động, việc làm

muốn cung cấp. Như vậy, khi thị trường lao động cân bằng, mọi người làm việc tại mức tiền công cân bằng đều có việc làm. Vị trí cân bằng này tương ứng với trạng thái tồn dụng nhân cơng, đã đề cập trong các chương trước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ngay khi thị trường lao động cân bằng vẫn có một số lao động bị thất nghiệp, đó là số lao động thất nghiệp tự nguyện.

Tỷ lệ thất nghiệp tương ứng với trạng thái cân bằng của thị trường lao động gọi là tỷ lệ

thất nghiệp tự nhiên.

Vấn đề thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ được đề cập kỹ hơn trong phần tiếp theo. Điều chúng ta quan tâm ở phần này là liệu thị trường lao động có ln cân bằng hay khơng? Liệu nền kinh tế có ln đạt mức sản lượng tiềm năng và tồn dụng nhân cơng hay không? Tiền công, việc làm và giá cả quan hệ với nhau như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 54 - 55)