Lãi suất với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 49)

2.1 Đối với tiêu dùng: Tiền chỉ là phương tiện trao đổi thuận lợi. Quan hệ cung cầu thị trường

tiền tệ ấn định lãi suất cân bằng, tức lãi suất thị trường. Đến lượt nó, lãi suất tác động trở lại đối với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, nghĩa là tác động đến nhiều yếu tố của tổng cầu. Khi mức cung tiền tệ tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống, giá trái phiếu tăng lên do giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai có giá trị hơn, gây ra hiệu ứng của cải và làm dịch chuyển hàm tiêu dùng lên trên – tiêu dùng sẽ tăng thêm ở mỗi mức thu nhập. Trong trường hợp này, nếu có tín dụng tiêu dùng thì mức tiêu dùng cũng lại tăng lên bởi khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay tín dụng.

2.2 Đối với đầu tư: kể cả đầu tư tư bản (vốn cố định) và vốn luân chuyển (hàng tồn kho) đều

có mối quan hệ mật thiết với lãi suất. Các dự án đầu tư phải thu được lợi nhuận bù đắp được chi phí cơ hội của vốn bỏ ra (lãi suất). Ở mức lãi suất thấp sẽ có nhiều dự án được đầu tư hơn ở mức lãi suất cao. Đường cầu đầu tư có dạng dốc nghiên đi xuống, biểu thị lợi ích cận biên của đầu tư giảm dần.

Khi giá cả tư liệu sản xuất cần phải mua sắm cho một dự án tăng lên hoặc lợi nhuận dự tính thu được của dự án đó giảm xuống, sẽ làm cho đường cầu đầu tư dịch chuyển xuống dưới. Độ nhạy cảm của lãi suất quan hệ đến độ dài thời gian hoạt động của nhà máy (dự án đầu tư), đến loại nhà máy dùng nhiều vốn hay nhiều lao động … và được thể hiện ở độ dốc đường cầu đầu tư.

2.3 Đối với xuất khẩu: Lãi suất cũng quan hệ chặt chẽ đến xuất khẩu, khi lãi suất tăng, đồng

nội tệ được định giá cao hơn, đẩy tỷ giá hối đoái lên, sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu, xuất khẩu ròng sẽ giảm xuống.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)