NGUYÊN TẮC LỢI THẾ SO SÁNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 76 - 77)

- Chi phí do phân bổ sai nguồn lực: Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, các quyết định bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu

NGUYÊN TẮC LỢI THẾ SO SÁNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Thương mại quốc tế xuất hiện từ lâu và ngày càng trở nên phong phú đa dạng. Để giải thích cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế, người thường chia làm hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất, thương mại quốc tế xuất hiện vì các nước có điều kiện sản xuất khác nhau: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tư bản, kỹ thuật, điều kiện khí hậu… Vì điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi nước sẽ chun mơn hố sản xuất những mặt hàng mà mình có thể sản xuất được với chi phí thấp, đổi lấy những mặt hàng của những nước khác mà đối với họ việc sản xuất lại có lợi hơn.

Khi một đất nước có thể sản xuất một mặt hàng (sản phẩm) với chi phí thấp hơn nước khác, thì nước đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất mặt hàng đó.

Tuy nhiên, trường hợp thứ hai, phổ biến hơn, là phần thương mại diễn ra giữa những nước khá giống nhau về điều kiện sản xuất. thương mại vẫn diễn ra khi một nước nào đó, sản xuất tất cả các mặt hàng rẻ hơn so với nước khác, và vẫn diễn ra giữa một nước có năng suất thấp hơn với nước có năng suất cao hơn, vì sao lại như vậy?

Lý thuyết lợi thế so sánh sẽ trả lời câu hỏi đó. Lý thuyết này do nhà kinh tế học người Anh D. Ricardo đặt nền móng đầu tiền. Lý thuyết lợi thế so sánh trong một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh trong một số sản phẩm khác thì nước đó sẽ có lợi trong chun mơn hố và thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế chủ yếu phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối.

Vậy lợi thế so sánh là gì?

Một đất nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng nếu nước đó có chi phí sản xuất tương đối (hay chi phí cơ hội) về mặt hàng đó thấp hơn so với nước khác.

Hãy xét một ví dụ đơn giản: giả sử có hai nước A và B sản xuất hai mặt hàng X (ti vi) và Y (quần áo). Giả sử tiếp rằng, chi phí sản xuất hai mặt hàng đó quy đổi ra thành chi phí về lao động (bảng 8:1 cho biết chi phí lao động (giờ công) để sản xuất một đơn vị sản phẩm X và Y của hai nước nói trên)

Bảng 8.1 Hao phí lao động Sản phẩm Nước A Nước B X (tivi) 6 12 Y (quần áo) 3 4 Bảng 8.1 cho thấy:

Nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất cả hai mặt hàng X và Y. Nếu so sánh chi phí sản xuất mặt hàng X thì nước A sản xuất rẻ hơn nước B hai lần, còn mặt hàng Y – 4/3 lần.

Tuy vậy, nước B lai có lợi thế so sánh về mặt hàng Y (quần áo) cịn nước A có lợi thế so sánh về mặt hàng X (ti vi)

Bảng 8.2 So sánh chi phí tương đối – hay là chi phí cơ hội để sản xuất hai mặt hàng của hai nước.

Hao phí lao động Sản phẩm

Nước A Nước B

X (tivi) 2(quần áo) 3(quần áo)

Y (quần áo) ½ (ti vi) 1/ 3 (ti vi)

Ở nước A: - Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hy sinh 2 bộ quần áo. Ngược lại, để sản xuất 1 bộ quần áo, phải hy sinh một nữa chiếc ti vi

Ở nước B: - Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hy sinh 3 bộ quần áo. Ngược lại, để sản xuất thêm 1 bộ quần áo, phải hy sinh 1/3 chiếc ti vi

Như vậy, nươc A có chi phí cơ hội để sản xuất ti vi thấp hơn nước B, còn nước B có chi phí cơ hội sản xuất quần áo thấp hơn nước A

Nguyên tắc lợi thế so sánh chỉ ra rằng, nếu thương mại được tiến hành một cách tự do thì nước A có thể chun mơn hố sản xuất ti vi để đổi lấy quần áo do nước B sản xuất. Ngược lại, nước B có lợi nếu chun mơn hố sản xuất áo và đổi lấy ti vi. Thương mại sẽ làm tăng khả năng tiêu dùng của mỗi nước và tăng khả năng sản xuất của thế giới.

Hình 8.1 chỉ ra lợi ích của chun mơn hố và thương mại quốc tế làm khả năng tiêu dùng như thế nào thông qua đường giới hạn khả năng sản xuất.

Trong hình 8.1

‐ Đường đậm nét mô tả giới hạn khả năng sản xuất hay khả năng tiêu dùng của đất nước.

‐ Đường nhạt thể hiện khả năng tiêu dùng của mỗi nước sau khi có thương mại quốc tế, với giả định rằng cả hai nước đều có cùng một khối lượng nguồn lực (số giờ lao động chẳng hạn) là như nhau và bằng 36 đơn vị

‐ Phần gạch chéo cho thấy khả năng sản xuất hoặc tiêu dùng của mỗi nước sẽ tăng lên như thế nào khi có chun mơn hố và thương mại quốc tế.

Như vậy, thương mại quốc tế thúc đẩy phân công lao động và hợp tác hai bên cùng có lợi. Thương mại tự do mở cửa tạo điều kiện cho mỗi nước mở rộng khả năng sản xuất và tiêu thụ của mình, nâng cao sản lượng và mức sống của toàn thế giới

Song trong thực tế, để bảo vệ nền sản xuất nội điạ của mỗi nước, chống lại hàng nhập, tạo thêm việc làm cho dân cư, nhiều nước đã theo đuổi các chính sách thuế quan, hạ mức và đặt ra nhiều hàng rào thương mại. Đó vẫn là cuộc đấu tranh dai dẳng giữa những quan điểm khác nhau trong chính sách kinh tế vĩ mơ, có liên quan đến ngoại thương. Xu hướng chung hiện nay là hình thành các khu vực kinh tế rộng lớn trên thế giới. Thay vì việc tạo nên hàng rào thuế quan giữa các nước với nhau, các thành viên của khu vực thống nhất tạo dựng những hàng rào thuế quan để bảo vệ lợi ích của các nước trong khối của mình.

™ Câu hỏi củng cố:

Trình bày sự cần thiết của thương mại quốc tế

Bài hướng dẫn 2:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 76 - 77)