CẦN CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ CHO PHÙ HỢP

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 90 - 92)

- Chi phí do phân bổ sai nguồn lực: Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, các quyết định bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu

PHỤ LỤC Phụ lục

CẦN CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ CHO PHÙ HỢP

Để nền kinh tế phát triển bền vững và hiệu quả, nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, vấn đề đầu tiên bên cạnh công tác triệt tiêu dần các yếu tố dẫn đến nhũng và thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, trên tầm vĩ mô chúng ta phải giải quyết được bài toán hệ số phụ thuộc vào thị trường nước ngoài (nguyên liệu phục vụ sản xuất) trong các ngành dệt- may; da giày, thép, hóa chất... Cạnh đó, phải tính đến bài tốn phát huy nội lực, giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài bằng cách xây dựng nền cơng nghiệp sản xuất có hàm lượng chất xám và cơng nghệ cao để tránh tình trạng gia công, xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước ngoài nhằm thu về nguồn ngoại tệ cho quốc gia.

Cụ thể, thay vì quan tâm quá mức đến con số trong sản xuất (giá trị sản xuất) của một số lĩnh vực, ngành trọng điểm như hiện nay, chúng ta cần nhìn ở tầm xa hơn bằng cách xây dựng nền công nghiệp phụ trợ đi kèm (nguyên liệu phục vụ sản xuất, da giày, dệt may, phôi thép..). Đồng thời, phải tích cực trong khâu nhập khẩu và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại cũng như tạo ra các cơ chế thơng thống để cho ra đời các tập đoàn kinh tế thực thụ, nhằm khai thác tối đa những lợi thế thiên nhiên sẵn có của Việt Nam (lợi thế cạnh tranh), có giá trị gia tăng lớn (tập đồn về chế biến nông lâm, thủy hải sản, tập đồn cơng nghệ, tập đồn đóng tàu...).

Đặc biệt, trong cơng tác đầu tư và quản lý đầu tư, chúng ta không những phải có biện pháp tối ưu hóa quản lý đồng vốn nhà nước mà cần có sự cơ cấu lại bộ phận doanh nghiệp nhà nước và hình thức cấp vốn trong đầu tư. Sự kiện PMU 18 chứng tỏ nguồn vốn thất thoát trong đầu tư hiện đang ở mức quá cao. Điều này cho thấy tại sao GDP ln đạt mức độ tăng trưởng cao, cịn thực tế kinh tế nước nhà vẫn không thể thốt ra tình trạng nghèo; thu nhập và mức sống của người dân vẫn chậm được cải thiện.

Chúng ta đang trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện mục tiêu CNH, HĐH. Vì thế, phải lấy thước đo giá trị làm hàng đầu (kết quả của sự tăng trưởng) chứ không chỉ đơn thuần xem xét những con số về tăng trưởng GDP.

Phụ lục 4

GNP, GDP phải chăng đã lỗi thời?

Thùy Minh

(VietNamNet)

Quy ước lấy GNP, GDP làm thước đo hiệu quả kinh tế của một nước đang ngày càng tỏ ra lạc hậu so với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới. Bởi những chỉ số này chỉ cung cấp số liệu về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thông qua giá cả, và không thể hiện được nguồn lực tự nhiên, kỹ năng và trình độ dân trí của một quốc gia.

Ngân h àng Thế giới (WB) đang nghiên cứu các chỉ tiêu thay thế cách tính GDP và GNP truyền thống. Những chỉ tiêu này phải gắn phát triển kinh tế hài hòa với môi trường và xã hội, thường được gọi là "phát triển bền vững". Hiện WB tạm chia ra bốn nhóm nhân tố chính, tiêu biểu cho tồn bộ tài sản của một quốc gia.

Một là vốn sản xuất. Xét theo góc độ kinh tế, đó là giá trị cơ sở hạ tầng như máy móc, nhà xưởng, đường sá, cầu cống, cấp thoát nước... Hai là vốn tài nguyên, bao gồm tài nguyên rừng, khoáng sản, đất đai, nước... Ba là nguồn nhân lực, đề cập đến trình độ dân trí và các nhân tố liên quan. Và cuối cùng là các ngân hàng, các tổ chức cho vay nhằm cung cấp tài chính cho hoạt động đầu tư.

Với cách tính này, có thể tách bạch sự đóng góp của tài nguyên nhân văn, tài nguyên thiên nhiên trong GDP, không bị đánh đồng với các yếu tố khác qua giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng như trước đây. Và như vậy, sự thịnh vượng của các quốc gia sẽ được quy chiếu dưới nhiều góc độ.

Kết quả nghiên cứu theo cách tính mới do WB cơng bố năm 2002 cho thấy: xét về vốn sản xuất, hầu hết các nước chỉ đạt 20% năng lực thực sự; tiết kiệm thực tế bằng hàng hóa sản xuất ra trừ tiêu dùng, khấu hao tài sản chưa sản xuất và sự sút giảm tài nguyên; những quốc gia sử dụng tài nguyên hợp lý kết hợp với đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, giáo dục thì duy trì nền kinh tế thịnh vượng hơn; những nước chỉ dựa vào việc bán nguyên liệu thơ thì sẽ cạn kiệt tài nguyên và kinh tế phát triển chậm.

Đông Á và Nam Á được đánh giá là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, trong khi châu Mỹ Latinh và khu vực Caribbe bị coi là lãng phí.

Nhìn lại bảng xếp hạng những quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, ba trong số năm quốc gia đứng đầu lại nằm trong danh sách những nước kém may mắn về tài nguyên thiên nhiên. Đó là Nhật, Luxembourg và Thụy Sĩ. Như vậy, có thể thấy rằng với cách tính này, các quốc gia sẽ nhận thức được lợi thế so sánh của mình, và trên cơ sở đó có chiến lược "phát triển bền vững".

Phụ lục 5

Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ 6 thế giới với cách tính GDP mới

(Theo TTXVN)

http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3024&cap=4&id=3028

Số liệu chính thức do Văn phịng Thống kê Quốc gia Trung Quốc cơng bố ngày 20/12/2005 cho thấy Tổng sản phẩm Nội địa (GDP) của Trung Quốc trong năm 2004 đạt gần 2.000 tỷ USD. Với mức GDP này, Trung Quốc đứng hàng thứ sáu thế giới về mặt kinh tế. Tuy nhiên, với việc thay đổi cách tính GDP và nhờ có tốc độ tăng trưởng cao thì điều gần như chắc chắn là vào tháng 1/2006, khi có các số liệu của năm 2005, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ tư.

Nhìn dưới góc độ sản xuất, GDP là tổng các giá trị hàng hóa và dịch vụ của các tác nhân kinh tế, bất kể quốc tịch nào tại một quốc gia hay một vùng lãnh thổ vào một thời điểm nào đó. Theo ơng Lý Đức Thủy, phụ trách Văn phịng Thống kê Quốc gia thì sự gia tăng mạnh mẽ của GDP của Trung Quốc là do phát triển dịch vụ và các xí nghiệp tư nhân. Tỉ trọng dịch vụ tăng từ 31,9% lên đến 40,7% trong GDP. Giá trị gia tăng của khu vực này đã tăng 93% trong năm 2004.

Tính theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2004, Anh đứng hàng thứ tư thế giới với GDP là 2.140 tỷ USD. Pháp xếp thứ năm với GDP là 2.000 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 9% trong năm 2005, Trung Quốc sẽ qua mặt hai nước phương Tây này và sẽ chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Đức. Các chuyên gia kinh tế cho rằng từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc cố tình hạ thấp số liệu GDP bởi vì các chỉ số tiêu thụ, năng lượng, nguyên liệu

của các đối tác kinh tế quan trọng như Mỹ đòi phải nâng giá đồng Nhân dân tệ và như vậy sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc. Chính vì thế WB đã hoan nghênh việc Trung Quốc thay đổi cách tính GDP và coi đây là một tiến bộ quan trọng.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao giờ đây Trung Quốc chấp nhận thay đổi cách tính GDP. Bởi vì các số liệu được cơng bố ngày 20/12 sẽ có tác động mạnh mẽ tới chính sách phát triển kinh tế vào lúc Bắc Kinh đang cố gắng tạo thêm công ăn việc làm và đề ra một chiến lược mới về đầu tư. Ngồi việc kích động lòng tự hào dân tộc với việc tăng thứ hạng trên thế giới và sử dụng thành tích này vào mục đích chính trị. Theo giới phân tích thì khi công bố GDP mới này, Bắc Kinh nhắm tới hai mục tiêu: làm giảm tỉ lệ đầu tư trong GDP hiện có tỷ trọng q lớn và tạo lịng tin cho giới doanh nhân ngoại quốc vào một nền kinh tế mà theo Trung Quốc là có cơ cấu ổn định và trưởng thành.

Bên cạnh đó, việc thay đổi cách GDP cịn cho phép chính quyền trung ương xác định rõ hơn tiềm năng kinh tế của các tỉnh, qua đó đảm bảo việc thu thuế cho nhà nước. Tuy nhiên giới chuyên gia nhấn mạnh sự thận trọng khi xem xét số liệu thống kế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Cho dù với cách tính mới GDP đã được điều chỉnh tăng lên nhưng nó vẫn còn thấp hơn so với giá trị thực. Trong GDP khơng tính đến các hoạt động "kinh tế ngầm" và bất hợp pháp. Điểm cuối cùng cần chú ý là trong cách tính GDP trên thế giới cũng như tại Trung Quốc, giá trị một số ngành dịch vụ kinh tế gia tăng không đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Ví dụ nhà nước thả nổi giá tân dược, người dân phải bỏ nhiều tiền hơn để mua thuốc làm tăng giá trị ngành dược. Trong trường hợp của Trung Quốc, do đơng dân nên GDP trên đầu người vẫn cịn rất thấp.

Phụ lục 6

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học kinh tế vĩ mô (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)