- Chi phí do phân bổ sai nguồn lực: Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, các quyết định bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu
2. Vai trò của tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
Phần trên đã nghiên cứu khái niệm và sự hình thành tỷ giá hối đoái trong thị trường ngoại hối. Một loạt câu hỏi đặt ra là: Vì sao các nhà nước lại quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối? Tỷ giá hối đối có vai trị như thế nào trong việc xác định sản lượng, giá cả, việc làm? Để làm rõ vấn đề này, ta xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại nói riêng, cán cân thanh tốn nói chung.
Như đã biết, cán cân thương mại, hay xuất khẩu rịng được xác định theo cơng thức; NX = X – IM (8.1)
Từ (8.1) ta thấy cán cân thương mại thặng dư khi xuất lớn hơn nhập (X > IM) và thâm hụt khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (IM > X)
Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu rịng (NX)
Thật vậy: Tỷ giá hối đối tác động đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một khi giá cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, thì khả năng cạnh tranh tăng lên, xuất khẩu do đó có xu hướng tăng lên.
Khả năng cạnh tranh (về giá cả) của một số loại sản phẩm của một nước so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại nước ngoại được xác định theo công thức: Khả năng cạnh tranh : E.P0/P (8.2)
Trong đó:
P0 – giá sản phẩm nước ngồi tính theo giá nước ngồi (ví dụ đồng đô – la)
P- Giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo đồng nội địa (ví dụ đồng Việt Nam)
E – Tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước ngồi tính theo đồng nội địa (ví dụ đồng đơ la tính theo đồng Việt Nam)
Với P và P0 không đổi, khi E tăng, E. P0 tăng. Giá của sản phẩm nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá cả sản phẩm trong nước. Giá sản phẩm trong nước trở nên rẻ tương đối so với sản phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước, do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn. Xuất khẩu sẽ tăng, nhập khẩu hàng đi, ít ra là trong thời gian ngắn.
Khả năng cạnh tranh còn gọi là tỷ giá hối đoái thực tế. Tỷ giá này phụ thuộc vào tỷ giá danh nghĩa (E) và mối quan hệ giữa giá cả tương đối giữa hai nước (P0/P)
Trong chương 2 chúng ta đã biết rằng tổng cầu trong điều kiện nền kinh tế mở bằng AD = C + I + G + NX (8.3)
Vậy, khi NX tăng, tổng cầu sẽ tăng lên và sản lượng cân bằng cũng tăng lên, và ngược lại.
Như vậy, sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa và do đó tỷ giá hối đối thực tế sẽ tác động đến cán cân bằng cán cân thương mại (hay xuất khẩu rịng), do đó tác động đến sản lượng, việc làm, giá cả.
Hãy mở rộng tác động của tỷ giá hối đoái với cán cân thanh tốn. Ở đây có mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Khi lãi suất tăng lên, đồng tiền nội địa trở nên có giá trị hơn, tỷ giá hối đoái của đồng tiền nội địa do đó tăng lên, trong điều kiện tư bản vận động một cách tự do, thì tư bản nước ngồi sẽ tràn vào thị trường trong nước, giả định cán cân thương mại alf cân bằng thì cán cân thanh tốn sẽ kết dư (thặng dư).Ngược lại, nếu giá hối đoái của đồng tiền trong nước giảm, cán cân thanh toán sẽ thâm hụt.
Như vậy, tỷ giá hối đoái là một biến số rất quan trọng, tác động đến sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân thanh tốn, do đó tác động đến sản lượng, việc làm, cũng như sự cân bằng của nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, một số nước trên thế giới vẫn cịn duy trì chế độ tỷ giá hối đối cố định, cịn phần lớn các nước theo đuổi chính sách tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái chỉ biến động trong phạm vi nhất định, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Phần tiếp theo sẽ nghiên cứu các hệ thống tỷ giá khác nhau trên thế giới.