Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh tốn. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng Thương mại.
Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở, bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các ngân hàng Thương mại. Vậy, mức cung tiền do những nhân tố nào tác động? Mức cung tiền, trước hết được quyết định bởi quy mơ của lượng tiền cơ sở và sau đó, bởi khả năng tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại nhờ số nhân tiền tệ.
Hình trên cho biết: Tiền cơ sở (H) là tiền do ngân hàng Trung ương phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng. Các khoản tiền gửi ngân hàng là bội số của tiền dự trữ của ngân hàng.
Các khoản tiền gửi không kỳ hạn Dự trữ tiền mặt của các NH Tiền mặt lưu hành Tiền cơ sở (H) Mức cung tiền (M1)
Như vậy, trên giác độ tổng thể kinh tế quốc dân, số nhân tiền tệ chính là tỷ số giữa mức cung tiền và lượng tiền cơ sở.
mM =
H MS
(5.3)
Trong đó: mM: số nhân tiền tệ
Từ đó có thể xác định mức cung tiền (MS) sẽ là: MS = mM.H Số nhân tiền tệ ( b r 1
) ở phần trên được tính theo giả định tồn bộ khối lượng tièn tệ được giao dịch qua ngân hàng thương mại và tỷ lệ dự trữ thực tế đúng bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nhưng trong thực tế, một phần tiền được công chúng giữ lại dưới dạng tiền mặt (không gửi vào ngân hàng) và tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại có thể lớn hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Trong hình 5.1 mức cung tiền bao gồm hai thành phần tiền mặt đang lưu hành và tiền gửi không kỳ hạn.
MS = U + D
Trong đó, MS: mức cung tiền U: tiền mặt lưu hành D: tiền gửi
Thì tỷ lệ giữa tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là: s = D U Và tỷ lệ dự trữ thực tế sẽ là: ra = D Ra Trong đó, ra: tỷ lệ dự trữ thực tế Ra: dự trữ thực tế D: tiền gửi Số nhân tiền tệ (mM) sẽ là: mM= s r s a + + 1 Tỷ lệ dự trữ thực tế càng nhỏ, số nhân tiền tệ sẽ càng lớn. Tỷ lệ dự trữ thực tế phụ thuộc vào các nhân tố:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng Trung ương quy định
- Tính khơng ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng đã bắt buộc các ngân hàng thương mại muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
- Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ
Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền tệ sẽ càng lớn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh tốn của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các ngân hàng thương mại.
Trong trường hợp s rất nhỏ hoặc bằng khơng, và ra = rb thì mM =
b
r
1
Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế. Vì tiền tệ có chức năng là phương tiện trao đổi, nên khi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn, thì cũng cần thiết phải thay đổi cung tiền. Mối quan hệ này được xác định trong phương trình trao đổi về lượng của tiền tệ.
M.V = P.Q
Trong đó, M: mức cung tiền (theo nghĩa rộng, chẳng hạn M2) V: tốc độ lưu thông tiền tệ
Q: sản lượng thực tế, và do đó P.Q = GNPn Có thể viết lại phương trình này như sau:
M =
V PQ
Giả sử tốc độ lưu thơng (V) là ổn định thì mức cung tiền (M) cần phải được điều chỉnh theo sự thay đổi quy mơ của GNPn. Sự thay đổi mức cung tiền có tác động trực tiếp đến lãi suất thị trường của tiền tệ và qua lãi suất tác động đến tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu,…Do vậy, việc kiểm soát mức cung tiền (M) được coi là một chính sách tiền tệ quan trọng đặc biệt trong quản lý vĩ mô. Cơng thức 5.4 chỉ ra rằng, muốn kiểm sốt mức cung tiền phải có khả năng tác động vào lượng tiền mạnh và số nhân tiền tệ. Vai trò này được nhiều nước giao cho ngân hàng Trung ương đảm trách.